Kinh nghiệm của một số nước trong việc lập báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 34 - 37)

1.3.2.1. Kinh nghiệm lập báo cáo tài chính của Mỹ

Theo chế độ kế toán Mỹ, các báo cáo tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng bao gồm các báo cáo bắt buộc sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Tại Mỹ, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những đối tượng quan tâm cả trong và ngoài doanh nghiệp. Nội dung cụ thể như sau:

- Bảng cân đối kế toán: là các báo cáo tóm tắt tình hình tài chính của doanh nghiệp sau một thời kỳ kinh doanh nhất định. Bảng có kết cấu hai bên hoặc một bên, nhưng đều bao gồm các khoản mục sau:

+ Tài sản: phản ánh số tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ, quản lý và sử dụng với mục tiêu thu được các lợi ích trong tương lai.

+ Công nợ phải trả: phản ánh tổng số nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: phản ánh số vốn mà các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp mà doanh nghiệp không cam kết phải thanh toán.

Tài sản được trình bày theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần. Nguồn vốn được trình bày theo nghĩa vụ và trách nhiệm trả nợ giảm dần.

Để lập các chỉ tiêu này, kế toán lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản trên sổ cái. Các tài khoản có số dư công nợ được đưa vào phần tài sản, các tài khoản có số dư được đưa vào phần công nợ phải trả hoặc nguồn vốn chủ sở hữu.

- Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định có thể là một tháng, một quý hoặc một năm bằng cách so sánh doanh thu được tạo ra với các chi phí phát sinh.

Kết quả kinh doanh = Thu nhập kinh doanh – Chi phí kinh doanh

* Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu: là báo cáo tài chính diễn giải sự thay đổi

nguồn vốn chủ sở hữuđầu kỳ và cuôí kỳ. Các nghiệp vụ làm thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Sự đầu tư vốn chủ sở hữu; Lãi thầu từ hoạt động kinh doanh; Lỗ từ hoạt động kinh doanh; Sự rút vốn của chủ sở hữu kinh doanh.

* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh các khoản thu, chi tiền của doanh

nghiệp trong kỳ kinh doanh chi tiết theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.

- Các hoạt động kinh doanh bao gồm những ảnh hưởng tiền mặt của các nghiệp

vụ tạo ra thu nhập và chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập ròng.

- Các hoạt động đầu tư bao gồm việc thực hiện và thu hồi các khoản đầu tư và các tài sản cố định, cho vay và thu hồi các khoản vay.

- Các hoạt động tài chính bao gồm thu tiền mặt từ các khoản đi vay và sự hoàn trả số tiền đI vay, thu tiền từ phát hành cổ phiếu, chi tiền mua lại cổ phiếu và trả cổ tức cho các cổ đông trên tài khoản đầu tư của họ.

Lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động kinh doanh được lập theo hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Còn lưu chuyển ở hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp.

- Phương pháp gián tiếp: báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bắt đầu từ thu nhập ròng sau đó tiến hành điều chỉnh các khoản mục theo nguyên tắc:

+ Các khoản mục trừ khỏi thu nhập ròng gồm: tài sản lưu động tăng; nợ ngắn hạn giảm; lãi và thu nhập phi tiền mặt.

+ Các khoản mục cộng vào thu nhập ròng gồm: tài sản lưu đọng giảm; nợ ngắn hạn tăng; lỗ và chi phí tiền mặt.

- phương pháp trực tiếp: trong từng hoạt động các luồng tiền thu, chi được xác định độc lập.

Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Pháp là những bản phúc trình về tình hình hoạt động của doanh nghiệp cho các cơ quan có thẩm quyền: Hội đồng quản trị, các cơ quan thuế, các cơ quan chủ quản ngành.. Báo cáo tài chính thường được lập định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, cuối năm tài chính hoặc bất thường khi cần có số liệu để kiểm tra.

Theo chế độ kế toán Pháp, báo cáo tài chính có hai loại biểu mẫu chủ yếu là: Bảng tổng kết tài sản và bảng kết quả niên độ.

* Bảng tổng kết tài sản là một tài liệu tổng hợp các thông tin về tài sản và nguồn tài trợ vào ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Bảng tổng kết tài sản được chia làm hai phần:

- Bên trái phản ánh tài snả theo thứ tự tính toán thanh khoản tăng dần.

- Phần bên phải phản ánh nguồn hình thái của tài sản theo trình tự tính tự chủ về nguồn vốn giảm dần.

Nguyên tắc chung để lập bảng tổng kết tài sản cần tính số dư cuối kỳ trên các tài khoản kế toán. Các tài khoản kế toán có số dư được ghi vào bên tài sản của bảng tổng kết tài sản, còn các tài khoản có số dư có được ghi vào bên nguồn tài trợ của bảng tổng kết tài sản. Tuy nhiên, có một số trường hợp như: các tài khoản khấu hao bất động sản và dự phòng giảm giá tài sản có số dư có nhưng nó được dùng để điều chỉnh cho các tài sản nên những tài khoản này được phản ánh ở bên tài sản để tính giá trị còn lại hay giá trị thực của tài sản. Tài khoản kết quả niên độ, trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ, tài khoản này sẽ có số dư bên nợ, nhưng vẫn được phản ánh ở nguồn tài trợ bằng cách ghi số âm.

* Bảng kết quả niên độ là báo cáo phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu lãi, lỗ. Kết quả lãi, lỗ được xác định bằng cách so sánh hai yếu tố thu nhập và chi phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả được xác định chung cho các hoạt động và xác định riêng cho từng hoạt động.

Kết quả kinh doanh = Thu nhập kinh doanh – Chi phí kinh doanh Kết quả tài chính = Thu nhập tài chính – Chi phí tài chính Kết quả đặc biệt = Thu nhập đặc biệt – Chi phí đặc biệt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 34 - 37)