Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 45 - 47)

Trong nền kinh tế thị trường, thế mạnh trong cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào tiềm lực về vốn và quy mô tài sản. Song việc phân bổ tài sản như thế nào ( tỷ trọng của loại tài sản so với tổng tài sản ra sao, cơ cấu hợp lý hay không mới là điều kiện tiên quyết có nghĩa là chỉ với số vốn nhiều không thôi sẽ không đủ mà phải đảm bảo sử dụng nó như thế nào để nâng cao hiệu quả. Muốn vậy, chúng ta phải xem xét kết cấu tài sản ( vốn ) của doanh nghiệp có hợp lý hay không.

a, Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản

Căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh số tổng cộng về tài sản giữa số đầu kỳ hoặc các năm trước kể cả về số tuyệt đối và số tương đối nhằm xác định sự biến động về quy mô tài sản của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh. Trong đó cần xem xét sự biến động về quy mô các chỉ tiêu chi tiết như vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản dài hạn… Qua đó nhằm đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại để làm cơ sở dự toán tiềm năng tài chính tương lai của doanh nghiệp.

Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm vẫn còn phải xem xét tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản và xu hướng biến động của việc phân bổ tài sản. Điều này được đánh giá trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Tùy theo loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp.

Khi đánh giá sự phân bổ tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cần kết hợp với tỷ suất đầu tư để phân tích chính xác và rõ nét hơn.

Tài sản dài hạn

Tỷ suất đầu tư = x 100

Tổng số tài sản

Tỷ suất này phản ánh tình trạng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.

Khi phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản mục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài sản. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để từ đó có giải pháp cụ thể.

b, Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu nguồn vốn

Ngoài việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn cần phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.

Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ thấy thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ.

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tự tài trợ = x 100

Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình.

Nợ phải trả

Tỷ suất nợ = x 100

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh, tỷ suất này càng nhỏ càng tốt. Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp.

Theo công thức cơ bản của bảng cân đối kế toán thì: Tỷ suất tự tài trợ + Tỷ suất nợ phải trả = 1

Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các phần phải phân tích, chúng ta cần đưa ra một vài nhận xét chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở cho những phân tích tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w