Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 51)

Tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt thì sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng vốn. Nguợc lại nếu hoạt động tài chính kém thì dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ sẽ phải thu dây dưa, kéo dài, đơn vị mất tính chủ động trong kinh doanh và không còn khả năng thanh toán nợ dẫn đến phá sản.

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình thanh toán, khi phân tích cần đưa ra tính hợp lý của những khoản chiếm dụng và những khoản đi chiếm dụng để có kế hoạch thu hồi nợ và thanh toán đúng lúc, kịp thời, để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:

*Phân tích khả năng thanh toán hiện hành:

Khả năng thanh toán Tổng giá trị tài sản ngắn hạn

= x 100

hiện hành Tổng số nợ phải trả

Chỉ tiêu này để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

* Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn

= x 100

Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hay thấp. Nếu hệ số này xấp xỉ bằng 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là khả quan. Nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán công nợ đến hạn càng thấp.

* Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán Tổng các khoản tiền và tương đương tiền

= x 100

Nhanh Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Hệ số này thể hiện khả năng đáp ứng nhanh đối với các khoản nợ đến hạn trả. Thực tế cho thấy nếu hệ số thanh toán nhanh lơn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán bình thường còn nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.

Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ khoản phải thu Tổng số nợ phải thu

= x 100

So với nợ phải trả Tổng số nợ phải trả

Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì số vốn đơn vị đi chiếm dụng đơn vị khác nhiều hơn số bị chiếm dụng và ngược lại.

Hệ số khả năng Khả năng thanh toán =

Thanh toán ( Hk) Nhu cầu thanh toán

Hệ số này có thể tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn. Nó là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp là ổn định hoặc khả quan. Nếu Hk < 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán . Hk dần đến 0 thì doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán.

1.4.3.5. Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn

Doanh mghiệp phải đầu tư mua sắm tài sản để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh từ các nguồn vốn khác nhau. Kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, các doanh nghiệp thường dùng các chỉ tiêu sau:

a. Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của những tài sản cố định tham gia các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định tham gia các chu kỳ kinh doanh, giá trị bị hao mòn và chuyển dịch dần từng phần giá trị sản phẩm, chuyển hóa thành vốn lưu động. Nguồn vốn cố định của doanh nghiệp có thể do Ngân sách Nhà Nước cấp, do vốn góp hoặc do doanh nghiệp tự bổ sung.

Bên cạnh việc xem xét tình hình huy động và sự biến đổi của vốn cố định trong kỳ, cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định gắn liền với sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Thông qua đó chúng ta có thể đánh giá được tình hình trang bị cơ sở vật chất, trình độ sử dụng nhân tài, vật lực trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời sẽ phản ánh được chất lượng tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp người ta thường sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau:

Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm Hiệu quả sử dụng vốn cố định =

Số dư bình quân vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong kỳ.

Vốn cố định bình quân Hệ số đảm nhiệm =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần cần có mấy đồng vốn cố định.

Lợi nhuận thuần Sức sinh lợi của vốn cố định =

Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần.

Nguyên giá bình quân TSCĐ Suất hao phí tài sản cố định =

Doanh thu thuần ( hay lợi nhuận thuần)

Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.

Bên cạnh vốn cố định, vốn lưu động cũng là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì nó giúp cho hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Do đó, việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng là quan trọng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

b, Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động là hình thái giá trị của tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển ( ngắn) thường dưới một năm hay một chu kỳ kinh doanh như vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho.

Khi phân tích tình hình huy động vốn lưu động cần xem xét sự biến động và đánh giá hợp lý về tỷ trọng của nó chiếm trong tổng nguồn vốn kinh doanh để có được phương pháp kinh doanh hợp lý, nhằm tiết kiệm, không gây lãng phí.

Để đánh giá tình hình sử dụng vốn người ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w