Phân loại theo phương thức bán

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu quảng bình giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 93 - 94)

1 Bán lẻ trực tiếp 37,253 55.6 36,090 57.8 34,124 54.6 32,777 54.9 140,244 55.7* Xăng ôtô 14,066 37.8 15,803 43.8 16,245 47.6 16,448 50.2 62,562 44.6 * Xăng ôtô 14,066 37.8 15,803 43.8 16,245 47.6 16,448 50.2 62,562 44.6 * Diesel 22,446 60.3 19,618 54.4 17,276 50.6 16,055 49 75,395 53.8 * Dầu hỏa 741 2 669 1.9 603 1.8 274 0.8 2,287 1.6 2 Bán buôn 12,059 18 3,745 6 3,991 6.4 5,806 9.7 25,601 10.2 * Xăng ôtô 1,730 14.3 3 0.1 26 0.7 137 2.4 1,896 7.4 * Diesel 9,453 78.4 3,063 81.8 2,811 70.4 4,599 79.2 19,926 77.8 * Dầu hỏa 421 3.5 20 0.5 452 11.3 0 893 3.5 * Mazut 455 3.8 659 17.6 702 17.6 1,070 18.4 2,886 11.3 3 Bán qua đại lý 17,658 26.4 22,578 36.2 24,439 39.1 21,099 35.4 85,774 34.1 * Xăng ôtô 1,760 10 2,091 9.3 3,605 14.8 2,754 13.1 10,210 11.9 * Diesel 15,719 89 20,239 89.6 20,609 84.3 18,029 85.4 74,596 87 * Dầu hỏa 179 1 248 1.1 225 0.9 316 1.5 968 1.1

4.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Việt Nam là một quốc gia đang trong thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tê kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường, dân số hiện nay khoảng 84 triệu người, tốc độ tăng trưởng từ năm 2001-2005 bình quân là 7,5 %/ năm, năm 2006 là8,4 %; Trong đó, tăng trưởng trong công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 10 %/ năm, các ngành dịch vụ tăng trưởng 6,9 %/năm; Nông - lâm- ngư nghiệp tăng 3,4 %/năm. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trên các lĩnh vực, nhu cầu xăng dầu trong nước đạt mức tăng trưởng từ 7,5- 11 %/ năm. Hiện tại Việt Nam có 10 doanh nghiệp đầu mối được phép nhập khẩu xăng dầu trực tiếp và cùng tham gia kinh doanh cung ứng cho thị trường nội địa gồm Petrolimex; Petec, Viapco, PetroVietnam, Petechim, MekongPetro, Công ty xăng dầu quân đội, SaigonPetro, Công ty dầu khí Đồn tháp, Công ty vật tư tổng hợp Phú Yên. Các doanh nghiệp đầu mối thực hiện nhập khẩu theo hạn ngạch do Bộ thương mại cấp hàng năm và chịu sự quản lý, điều hành của Nhà nước theo Quyết định số 187/CP của Chính phủ và qui chế đại lý, Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu số 1505 /BTM ngày… chịu sự điều tiết của Nhà nước về cơ chế giá bán lẻ tối đa, thù lao đại lý tối đa và trong quá trình tham gia kinh doanh thị trường nội địa.

Trên thực tế diễn ra, các doanh nghiệp đầu mối cạnh tranh quyết liệt để giành giật thị phần bán hàng bằng các chiêu thức chính sách khác biệt nhau,thậm chí có những doanh nghiệp vượt quá khung qui định thù lao đại lý nhưng không được kiểm soát để tranh giành đại lý, mở rộng hệ thống phân phối. Tình hình đó đã và đang tiếp tục diễn ra gay gắt, tin vi và phức tạp hơn. Tuy nhiên, với tiềm năng của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ đạo có thế manh mọi mặt trong hiện tại, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đang là doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường xăng dầu nội địa nước ta.

4.1.2.3. Nhà cung cấp

Nguồn xăng dầu để các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh và nhập khẩu xăng dầu cung ứng cho toàn bộ nền kinh tế nước ta trong suốt thời gian vừa qua hầu hết đều nhập khẩu, (chỉ khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ xăng phẩm cấp thấp được pha chế từ nguồn condesate của PetroVietnam và SaigonPetro)...

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu quảng bình giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 93 - 94)