Hệ thống thuế và mức thuế, lệ phí kinh doanh xăng dầu là những căn cứ để Nhà nước điều khiển mối quan hệ cung cầu các sản phẩm hàng hóa khác nhau

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu quảng bình giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 85 - 90)

để Nhà nước điều khiển mối quan hệ cung cầu các sản phẩm hàng hóa khác nhau trong nền kinh tế. Bên cạnh chịu ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới, các mức thuế mà đặc biệt là thuế nhập khẩu xăng dầu nhà nước đã và đang áp dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế cùng với việc quản lý giá bán tối đa đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh của Công ty. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp, tạo ra những nguy cơ hoặc triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và chịu tác động của pháp luật thuế về dài hạn.

Môi trường kinh tế đã và đang biến đổi một cách nhanh chóng và khó kiểm soát; sự biến đổi của nền kinh tế sẽ diễn ra nhanh chóng hơn trong điều kiện nền kinh tế đang tiến sâu và hào nhập với kinh tế khu vực, hoà nhập với nền kinh tế thế giới tước xu thế toàn cầu hoá. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp mà trước tiên là lãnh đạo điều hành và đội ngủ cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp phải khẩn trương và không ngừng tiếp cận, nắm bắt những biến động của nền kinh tế cả nước cũng như các khu vực và chính ngay trên địa bàn hoạt động. Từ đó xác định đúng chiến lược kinh doanh và có kế hoạch điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp linh hoạt, phù hợp để tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách, đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

4.1.1.2. Tác động của yếu tố chính trị và pháp luật

Những nhân tố chính trị và pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành các triển vọng và mối đe dọa đối với doanh nghiệp. Những nhân tố này gồm hệ thống các chủ trương, chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các mối quan hệ ngoại giao trong thương mại của chính phủ với các nước trong khu vực và toàn cầu. Một trong những khuynh hướng nổi bật nhất mà chúng ta thấy được là "khuynh hướng điều chỉnh" thông qua việc ban hành các lệnh cấm, các hạn chế, các rào chắn luật pháp, chính sách thuế nhập khẩu..., khuynh hướng này sẽ làm thay đổi các điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Yếu tố chính trị và pháp luật gắn liền với sự phát triển kinh tế. Nhà nước ta đã ban hành hệ thống luật pháp về các lỉnh vực: luật thương mại, luật đầu tư, luật thuế giá tị gia tăng và

thuế tiêu thụ đặc biệt, luật lao động, luật bảo hiểm, luật hải quan,… Hệ thống luật và các bộ luật đã tạo môi trường hoạt động bình đẳng và thông thoáng cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

- Trong điều kiện môi trường quốc tế hiện nay, tình hình thế giới đã và đang diễn ra mất ổn định về an ninh và chính trị ở nhiều nước, nhiều khu vực như: Khu vực Trung Đông, khu vực Trung Á,… Sự bất ổn chính trị và chủ nghĩa khủng bố diễn ra khắp các châu lục trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia có môi trường an ninh và chính trị ổn định, được các nước trên thế giới bình chọn Việt Nam là quốc gia an toàn, có môi trường chính trị ổn định và an toàn về an ninh tạo được môi trường hấp dẩn và an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn tại Việt Nam.

Liên tục những năm từ 1995 đến năm 2006, Việt Nam đổi mới đường lối đối ngoại, tích cực mở rộng hợp tác và quan hệ với các quốc gia trên thế giới, từng bước hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài về vốn, kỹ thuật, công nghệ có xu hướng tiếp tục tăng tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Việt Nam liên tục giành và đạt nhiều thắng lợi lớn trong các quan hệ quốc tế như: Gia nhập AFTA, ASEAN, diễn đàn kinh tế Á-ÂU (ASEM), AEC và bình thường hoá quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, đặc biệt là Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO vào tháng 11/2006 đã mở ra thị trường mới có tiềm năng đầy triển vọng, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài; Đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế tạo chuyển động mạnh trong toàn bộ nền kinh tế, làm thay đổi môi trường tác động đến các ngành và tác động đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Đối với ngành xăng dầu theo lộ trình cam kết của Chính phủ đến năm 2011 sẽ mở cửa thị trường nội địa, tham gia kinh doanh xăng dầu sẻ bao gồm cả các tập đoàn đầu khí Quốc tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Sự chênh lệch về năng lực quản lý điều hành, tiềm năng vốn, kỹ thuật công nghệ sẽ tạo nên những cơ hội và thách thức càng gay gắt hơn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đối với Tổng công

ty xăng dầu Việt Nam và Công ty. Điều đó chi phối và ảnh hưởng lớn đến hoạch định chiến lược kinh doanh của toàn Tổng công ty và chiến lược kinh doanh xăng dầu của Công ty xăng dầu Quảng Bình giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, phải xác lập chiến lược kinh doanh đúng mới điều kiện tận dụng cơ hội, hạn chế khó khăn nâng cao khả năng cạnh tranh, đứng vững trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.

4.1.1.3. Tác động của môi trường văn hoá và xã hội

Dân số của Việt Nam ước tính đến nay khoảng 84 triệu người, là quốc gia đông dân thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á. Tốc độ phát triển dân số vào khoảng 1,29%. Khoảng 1/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 87% dân số và 53 dân tộc khác (khoảng 8 triệu người) sinh sống chủ yếu ở những vùng núi cao.

Việt Nam xếp thứ 101 trên 147 nước của UNDP về phát triển về con người. Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ ra Việt Nam chỉ đứng ở mức trung bình. Chỉ số HDI được tính dựa trên ba thành phần chính của vấn đề phát triển con người: giáo dục, sức khoẻ và tiêu chuẩn về cuộc sống. Việc xếp hạng các quốc gia dựa trên chỉ số hổn hợp của những yếu tố về kế hoạch sinh đẻ, xoá nạn mù chữ, trình độ học vấn và GDP/đầu người. Việt Nam đó có một bước tiến dài trong vấn đề phát triển nâng từ vị trí 122 lên 101 chỉ trong một vài năm.

Ngoại cảnh văn hóa và xã hội cũng đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội và cả những mối đe dọa. Cùng với xu thế phát triển liên tục của nền kinh tế trong nước và xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, các kênh thông tin về kinh tế văn hóa và xã hội nhạy bén và kịp thời, sự du nhập các nền văn hóa, văn minh thế giới và khu vực được rộng mở. Trình độ văn hóa trong tiêu dùng của người dân được nâng cao và xu hướng đòi hỏi ngày càng cao văn minh thương mại, dịch vụ; sự thành công của các doanh nghiệp có chứa đựng yếu tố cần thiết là văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, khi tiến hành phân tích chiến lược để hoạch định chiến lược doanh nghiệp Công ty cần quan tâm các vấn đề xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm tài sản cá nhân, phát triển đời sống văn hóa cho dân cư.

- Trình độ học vấn người dân ngày càng cao, vì vậy nhu cầu đòi hỏi dược đáp ứng chất lượng hàng hóa và chất lượng dịch vụ cung cấp, văn minh thưong mại và văn hóa ứng xử trong quan hệ thương mại ngày càng cao.

- Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ thì ngày càng làm thay đổi lôgic quản lý, thay đổi các nhu cầu tiêu dùng của mọi người và chính điều này đang thúc đẩy các công ty phải tìm mọi biện pháp chi phí sản xuất kinh doanh, sử dụng các nguồn lực chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả.

- Mỗi một sự thay đổi ảnh hưởng đến trào lưu tiêu dùng của xã hội sẽ đem lại triển vọng phát triển của công ty này nhưng cũng đem lại nguy cơ đe dọa sự tồn tại và phát triển cho công ty khác.

- Nhà quản lý chiến lược phải hết sức chú ý để nắm bắt nhanh chóng các thông tin từ những biến động xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình trong tương lai.

4.1.1.4. Yếu tố môi trường tự nhiên

Ngoại cảnh tự nhiên luôn luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng không chỉ đối với đời sống của con người mà cũn là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của các ngành kinh tế, nhất là các ngành nông nghiệp, khai khoáng, vận tải, du lịch, v.v.. Ngoại cảnh tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, sông biển, tài nguyên khoáng sản, rừng, môi trường sinh thái.

Nhận biết được các nhân tố ngoại cảnh tự nhiên sẽ giúp cho các nhà quản trị chiến lược hướng những hoạt động nhằm khai thác tốt nhất các lợi thế của vị trí địa lý. Đồng thời quan tâm tới ngoại cảnh thiên nhiên doanh nghiệp sẽ có chiến lược hành động đúng trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, khi phân tích chất lượng để hoạch định chiến lược kinh doanh doanh bên cạnh việc nghiên cứu các qui định Nhà nước về bảo vệ môi trường phải đi sâu nghiên cứu điều kiện tự nhiên của Việt nam, của các vùng miền trong nước; Trong đó cần đi sâu phân tích tác động của điều kiện tự nhiên khu vực miền trung và của tỉnh Quảng Bình để có cơ sở bổ sung hoàn

chỉnh cho chiến lược đề ra đúng đắn và các giải pháp cho chiến lược kinh doanh có tính khả thi cao

4.1.1.5. Tác động của yếu tố khoa học và công nghệ

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong mọi ngành kinh tế, hiện nay khoa học phát triển với tốc độ cao, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các công nghiệp mới là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.Mọi doanh nghiệp đều chịu sự chi phối và phụ thuộc vào yếu tố công nghệ và thiết bị; công nghệ càng tiên tiến, hiện đại là điều kiện cần thiết để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ hàng hóa mới đáp ứng thị hiếu và yêu cầu mới - Khoa học công nghệ phát triển và sự chuyển giao công nghệ tạo điều kiện cho Công ty tiếp thu các công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới, đây là một thuận lợi cho Công ty trong việc đổi mới công nghệ.

- Thực lực về công nghệ của các doanh nghiệp đầu mối Việt Nam đã và đang thực hiện nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong nước có trình độ lạc hậu hơn nhiều và ở mức thấp so vơi máy móc thiết bị công nghệ của các tập đoàn dầu khí các nước trong khu vực và trên thế giới; Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nói chung và Công ty xăng dầu Quảng Bình sẽ gặp khó khăn lớn khi Việt Nam gia nhập AFTA và WTO. Do đó, Công ty xăng dầu Quảng Bình phải tìm biệt pháp thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ hiện đại, tiếp thu những kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hiện đại hoá máy móc thiết bị và hệ thống kho, hệ thống cửa hàng kinh doanh phục vụ đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế để nâng cao năng lực kinh doanh. Đây là một nhân tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ đối với Công ty, những thay đổi công nghệ có thể sẻ dẩn đến sụp đổ rất nhanh chóng đối với ngành công nghiệp và hình thành một ngành mới; đồng thời, sẻ dẩn đến sự sụp đổ của các ngành dịch vụ, thương mại nếu không chuyển kịp và tạo lập sự vượt trội về công nghệ và chất lượng dịch vụ hàng hoá, nó có thể tạo ra những cơ hội và triển vọng cho công ty này nhưng lại là nguy cơ đe doạ đối với công ty khác. Vì vậy, cần đi sâu nghiên cứu và phân tích , dự báo xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ trong nước và phạm vi quốc tế để xác lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và các giải pháp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

4.1.2. Phân tích môi trường vi mô4.1.2.1. Khách hàng 4.1.2.1. Khách hàng

Khách hàng của Công ty hiện nay chủ yếu là khách hàng tại tỉnh Quảng Bình và khách hàng vãng lai vận chuyển hàng hóa và hành khách đường dài trên tuyến đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường quốc lộ 12A đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình. Phân loại khách hàng của công ty như sau:

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu quảng bình giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w