- CaC2 (khí đá, đất đèn).
4. Chăm sóc dừa
Tưới nước
Sau khi trồng tiến hành tưới nước cho cây 2-3 ngày/lần., cần tưới nước cho cây trong mùa nắng.
Làm cỏ:
Tiến hành làm cỏ khi cây còn nhỏ, khi cây lớn, nên để cỏ để che phủ đất, hạn chế rửa trôi, lén mặt đất, tăng thêm chất hữu cơ cho đất, nên trồng cỏ chăn nuôi.
Bón phân:
Trong những đầu mới trồng, nếu dừa được bón phân đầy đủ sẽ cho trái sớm và năng suất cao. Dừa cần nhiều nhất là Kali (K) rồi đến Chlorin (Cl) đến Đạm (N) đến Lân (P) đến Vôi (Ca), Ma... Đối với phân hoá học có thể bón theo công thức như trong bảng 5.
Bảng 5: Lượng phâh hoá học N, P, K bón cho dừa theo các độ tuổi
Tuổi cây Phân (kg/cây/năm)
Phân hữu cơ N P K
1 40 150 200 300 2 20 200 120 400 3 25 250 170 500 4 30 300 220 600 5 35 350 270 700 6 45 400 320 800 7 50 450 370 900 8 năm về sau 50 500 400 1000
Cũng có khuyến cáo bón cho cây đang cho trái mỗi năm 1,5 kg urê, 2 kg super phosphate và 2,5 kg KCl. đối với cây từ 1-3 năm tuổi bón ¼, ½ và ¾ liều lượng trên đến năm thứ tư thi bón đủ lượng. Chia làm 2 lần bón vào tháng 5-6 và tháng 10-11 dl.
Bón phân hữu cơ cho cây hàng năm để giúp cây sinh trưởng tốt, mau cho trái nămg suất cao. Có thể sử dụng phân hữu cơ như compost, phân chuồng, bột xương, bột cá, bánh dầu phộng…Cách bón là đào rảnh quanh gốc dừa sâu 15- 20 cm, rộng 20 cm, rảnh cách gốc dừa tuỳ theo tuổi của dừa:
• Dừa 1-2 tuổi cách gốc 0,5 m.
• Dừa 2-4 tuổi cách 0,75 m.
• Dừa 5 tuổi trở lên cách 2 m.
Rải đều lượng phân đã tính xuống rảnh, xong lấp đất lại.
Làm cỏ quanh gốc, bán kính 2 m kể từ gốc, xong rải phân đều lên và bồi bùn từ mương lấp lại.
Đào từ 4- 6 hốc quanh gốc dừa, cách gốc 2m, đổ lượng phân đã định xuống các hốc xong lấp lại.
Nuôi trồng xen
• Khi vườn dừa còn nhỏ tuổi có thể thường trồng xen với các loại cây ăn quả như chuối, cam quýt, đu đủ hoặc cà phê, cao cao. Hoặc trồng các cây họ đậu thân bò để hạn chế cỏ dại, điều hoà nhiệt độ, ẩm độ, giảm xói mòn.
• Ở những vùng nắng nóng: Tủ gốc cho cây con để giữ ẩm, chống cỏ dại. Chú ý làm sạch cỏ trên hàng và giữa hàng.