- Nội quả bì:
3. Nhân giống bằng lá
Phương pháp nầy thường cho kết quả thấp. Dùng lá chồi ngọn hay chồi thân để giâm.
• Môi trường giâm: dùng cát hay trấu. Làm giàn che mưa nắng.
• Dùng dao nhỏ bén, tách từng lá có mang theo một mầm ngủ ở đáy lá (nằm trên thân). Xử lý thuốc sát khuẩn (có thể xử lý mầm lá với chất kích thích ra rễ như NAA) rồi đưa vào môi trường giâm với khoảng cách 10x10cm, sâu 1-1,5cm, tưới ẩm thường xuyên. Khi chồi mọc ra, dùng phân NPK tưới định kỳ, chồi mọc cao 10cm thì đưa ra líp giâm tiếp tục đến khi đạt được kích thước thích hợp thì đem trồng. Thu hoạch trái sau 20-24 tháng.
Kỹ thuật canh tác
1. Chuẩn bị đất trồng
Làm đất
Cây khóm có thể bố trí trồng trên đất đồi núi hay ở vùng đồng bằng.
Khi trồng ở vùng cao, trước khi trồng nên tiến hành cày đất sâu 25-30 cm rồi san bằng mặt.
Trong điều kiện đồng bằng sông Cửu long, khóm thường được trồng trên líp nhằm mục đích nâng cao tầng canh tác, tránh ngập nước. Thiết kế líp rộng từ 4- 6m để dễ thoát nước trong mùa mưa. Mương rộng khoảng 1/2 chiều rộng líp, sâu từ 1-1,2m. Trong những vùng đất có tầng sinh phèn nằm gần lớp đất mặt, thì áp dụng cách lên líp theo băng, tức dùng lớp đất mặt đưa vào giữa líp để trồng khóm trước, lớp đất sâu được dùng ốp 2 bên líp. Đến năm kế tiếp, phèn đã được rửa, thì tiếp tục trồng thêm. Kỹ thuật nầy giúp cây con tránh ngộ độc phèn sau khi trồng.
Nếu trồng lại trên đất đã trồng khóm mùa trước thì có thể cày nát thân lá khóm rồi chôn vào đất, bón thêm vôi, để cung cấp chất hữu cơ cho đất.
Diệt cỏ
Cỏ dại là một trở ngại lớn vì việc làm cỏ thường gặp nhiều khó khăn trong các rẩy khóm, do đó cần diệt sạch cỏ trước khi trồng. Dùng các loại thuốc diệt cỏ như Dalapon, liều lượng 10-15kg/ha hay 2,4D, liều lượng 3-4kg/ha. Phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày, hoàn thành trước khi trồng 15 ngày.
Bón lót.
Trước khi trồng 1-2 ngày tiến hành bón lót toàn bộ phân lân, 1/4 phân đạm và 1/4 phân kali. Trộn phân rải đều trên líp rồi chôn vào đất hoặc bón theo các hốc trồng.