Chất dinh dưỡng

Một phần của tài liệu docx_20111230_Ky_Thuat_Trong_Cay_Da_Nien_2 (Trang 42 - 43)

- Nội quả bì:

4. Chất dinh dưỡng

Cam quýt hấp thu chất dinh dưỡng quanh năm, tuy nhiên nhiều nhất trong thời kỳ nở hoa và khi cây đã phát triển đọt non.

- Chất đạm

Đây là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cam quýt. Cây cần lượng đạm tương đối lớn. Các thí nghiệm đã chứng tỏ có sự tương quan nhất định giữa đạm và năng suất.

Triệu chứng thiếu đạm điển hình là lá có màu xanh vàng nhạt, chồi không mọc ra dài được và cành con có triệu chứng chết khô. Những cây bị thiếu đạm có trái nhỏ, nhạt màu, vỏ trái nhẵn, mỏng, dai, trái bị chín ép. Cần tránh thừa đạm vì có ảnh hưởng xấu đến phẩm chất, ngoại hình của cây. Tuy vậy, cam quýt vẫn chịu được lượng đạm tương đối lớn, nếu được bón cân đối với lân, kali, Mg và các nguyên tố vi lượng.

- Chất lân

Cây bị thiếu lân thì tốc độ sinh trưởng giảm, lá mỏng, màu xanh tối, những lá già hơn có thể ngả màu hồng. Lá thường nhỏ hơn bình thường và có thể rụng sớm. Cây ít lớn thêm và năng suất giảm. Trái có thể rụng nhiều trước khi chín, trái rất chua, vỏ dầy, thô và thường rổng ruột.

Bón phân lân cho những cây cam bị thiếu lân có tác dụng giúp tán lá sinh trưởng tốt, cải thiện màu sắc lá, tăng số lượng cành mang trái, cải thiện phẩm chất trái và tăng được tỷ lệ trái tốt.

- Chất Kali

Nhu cầu Kali cao nhất vào lúc cây ra trái và trái lớn. Cần bón kali với số lượng đủ, nhằm bảo đảm cho quả phát triển tối ưu. Khi bón ít Kali, trái nhỏ một cách tương ứng, ảnh hưởng đến năng suất.

Việc cung cấp Kali vào giai đoạn sắp thu hoạch còn giúp trái chín nhanh và màu sắc đẹp hơn.

Nhân giống

• Chiết nhánh: Cam, quít, chanh, bưởi đều dễ dàng ra rễ khi áp dụng phương pháp chiết nhánh bó bầu. Sau khi chiết khoảng 45-60 ngày thấy rễ trong bầu chiết có màu ngà, có rễ cấp 2 ra thì có thể cắt nhánh đem trồng.

• Tháp: Hiện nay, ở một số nước, có một số gốc tháp thường được sử dụng cho cam quýt thương phẩm với mục đích giúp cây tháp sinh trưởng khỏe, kháng các bệnh quan trọng, cho năng suất cao, phẩm chất trái tốt... Hiện nay, cây giống cam quít thường được khuyến cao sử dụng cây sạch bệnh. Mua cây giống ở các viện, trung tâm, trại cây giống sản xuất cây giống theo qui trình sạch bệnh để đảm bảo có được cây giống sạch bệnh. Cây con phải có bộ rễ phát triển tốt, khỏe, rễ tơ màu vàng sáng và phân bố đều. Thân cành phân bố đều, lá màu xanh bóng láng, không bị sâu bệnh.

Một phần của tài liệu docx_20111230_Ky_Thuat_Trong_Cay_Da_Nien_2 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)