Côn trùng và chuột

Một phần của tài liệu docx_20111230_Ky_Thuat_Trong_Cay_Da_Nien_2 (Trang 117 - 121)

- CaC2 (khí đá, đất đèn).

1. Côn trùng và chuột

Kiến vương

Tại đồng bằng có hai loài kiến vương gây hại trên dừa: Kiến vương một sừng (Oryctes rhinoceros Linnaeus ) và kiến vương hai sừng (Xylotrupes gideon Linnaeus ). Trong hai laoì này thì kiến vương một sừng gây hại quan trong, chúng xuất hiện trên tát cả các vùng trồng dừa tại ĐBSCL, đối với kiến vương hai sừng thì chỉ xuất hiện gây hại ở một số vùng

- Cách phá hại:cả hại loài này điều tấn công gây hại, sâu trưởng thành đục từ cuống lá vào thân, hướng vào trung tâm cây làm lá bị gãy hoặc chết, làm chết cây khi sâu đục tới ngọn. Đối với những còn phát trển được khi mở ra, thì sẽ có nhiều vết cắt hình chử V rất đặc trưng. Khi lá già rụng, vết đục trên thân cây hiện diện rất rõ. Kiến vương tấn gây hại chủ yếu trên các lá nôn ở ngọn.

- Cách phòng trị:

• Làm vệ sinh trong và ngoài vườn dừa là điều kiện quan trọng để phòng trị sự gây hại của kiến vương.

• Nếu có điều kiện nên chon ngập nước 10-20 cm từ 1-2 ngày sẽ giết được ấu trùng trong các chát dư thừa mục.

• Vào đầu mùa mưa, dùng các laoị thuốc dạng hạt như: Basudin, Furadan,... trôn thêm với cát hay mạt cưa rãi lên các nạch bẹ lá non, hay gói thành gói treo vào đọt dừa để xua đuổi.

• Khi phát hiện có hang do kiến vương đục vào thân cây hay củ hủ. Dùng các loại thuốc trừ sâu như: Azedrin, Basudin,.. pha với nồng độ như phun cho lúa, dùng quặng để đổ thuốc vào hang sau đó dùng đất sét hoặc xi măng trám lại.

• Hiện nay người ta còn dùng một số loại nấm và virus ký sinh để phòng trị.

Đuông (Rhynchophorus ferrugineus Olivier )

Đuông gây hại khắp các vùng trồng dừa. Ngoài dừa, đuuông còn tấn công ở một số loại cây khác như cau, dừa nước, cọ dầu, đủng đỉnh, chà là, măng tre. -Cách phá hại:

Khác với kiến vương, thành trùng đuông không gây hại cho cây dừa. Sự gây hại chủ yếu gây ra bởi giai đoạn ấu trùng, toàn bộ giai đoạn ấu trùng và nhộng của đuông được tiến hành bên trong cây dừa. Con cái vào thân dừa qua ngõ hang

của kiến vương đã đào sẵn để đẻ trứng ăn phá phần mềm của thân dừa hay củ hủ. Chúng ăn phá làm bọng ruột thân dừa hay củ hủ dừa. Khi điểm sinh trưởng ở củ hủ dừa bị ăn phá thì coi như cây dừa chết sau đó.

- Cách phòng trị:

• Các biện pháp phòng ngừa đuông cũng như áp dụng đối với kiến vương, vì kiến vương đào hang tạo điều kiện cho đuông xâm nhập vào bên trong thân dừa.

• Loại bỏ nhanh chóng những cây bị nhiễm không có khả năng phục hồi để giảm mật số và nguồn lây nhiễm phát tán trong vườn.

• Tránh tạo những vết thương trên thân, cành.

• Pha muối + cát hoặc sử dụng thuốc hột rải đọt và đổ vào hang đục của chúng.

Bọ Cánh cứng

Hiện nay bọ cách cứng gây hại rất quan trong trên dừa, ngoài cây dừa chúng con tấn công trên cây cau kiểng, cọ dầu, dừa nước,...

- Cách gây hại: Cả ấu trùng lẫn thành trùng điều gây hại trên lá non, còn xếp lại, chưa mở ra. Chúng nhai gậm bề mặt lá theo từng hàng, song song với gân chính. Những vết cắn phá thường hẹp tạo thành những vết có màu nâu, phần này sâu đó bị khô héo và cong que làm cho lá có dạng cháy khô, bị rách. Khi mật số cao cả lá trở nên nâu, sau đó khô đi, cây trở nên xơ xác.

- Cách phòng trị:

• Loại bỏ cây cùng ký chủ không cần thiết trong vườn dừa

• Cắt và đốt bỏ các đọt non bị hại nặng để tránh sự lây lan cho các cây dừa khác

• Sử dụng ong ký sinh như: Tetrastichus brontispae ,Trichogrmamatid nana. Theo Macfarlane, 1981 ở quần đảo Salomon đã dùng T.brontispae để phòng trị bọ dừa làm giảm mật số từ 95% xuống còn 5%

• Bọ hại dừa rất dễ tiêu diệt bởi các loại thuốc trừ sâu có tính thấm sâu, tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này thường rất độc cho con người và môi trường xung quanh do khi phun thuốc phải leo lên cao và một lượng lớn thuốc rơi xuống nước, ao, mương… Vì vậy khi phun thuốc nên phun từng cây ướt đẩm đọt non, kẻ nách lá, đối với những cây thấp thì có thể sử dụng bình phun 8 lít nối ống dẫn dài 4-6m đứng trên gió để phun. Hiện nay trên thị trường có bán bao thuốc Vicarp 95BHN dung để treo trên đọt non đẻ trừ bọ dừa cũng rất tiện lợi.

• Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc sau đây có hiệu quả đối với bọ cách cứng Như: Bt, Sumicidin 20ND, Padan 95 WP, Karate 2,5 EC, Supracide 40 ND, Decis 2,5 EC) đều toả ra có hiệu quả cao đối với bọ dừa. để tránh hiện tượng quen thuốc, khi mật số bọ dừa cao, phun thuốc 10 ngày/ lần ngay trên đọt non, nếu phải phun nhiều lần cần luân phiên các loại thuốc có gốc hoá học khác nhau.

Rệp sáp dính

Đây là lào đa ký chủ, chúng hiện diện trên rất nhiều loại thực vật thuộc nhóm cây đa niên như cọ dùa, xoài, chuối, cam quít, chanh, bưởi, ổi,... Tuy nhiên loài này rất thích tấn công trên dừa

- Cách gây hại: Loài này gây hại chủ yếu vào mùa nắng. Trên cay dừa loài này tấn công ở mặt dưới lá đôi khi trên bông, trái non. Trên lá chúng chích hút tạo ra những vết chấm màu vàng. Toàn bộ lá có thể trở nên vàng, nâu và rụng sau đó. Khi bị nặng, lá sẽ bị khô và rụng. Gây hại chủ yếu trên những cây dừa non ít được chăm sóc.

- Biện pháp phòng trị:

• Làm vệ sinh trên cây và trong vườn tạo điều kiện thông thoáng cho vườn.

• Khi bị nhiệm nặng cần loại bỏ những lá bị nhiễm nặng ra khỏi vườn, đem đi đốt và sử dụng các loại thuốc hoá học để phòng trị. Tuy nhiên ở ĐBSCL, mật số rệp sáp thường thấp, ít khi ghi nhận chúng thiện hại nặng cần phải phòng trị.

Sâu ăn phá trên lá

- Nhóm sâu kèn thường lấy các mảnh lá kết thành kèn, ẩn náu bên trong ăn mặt dưới lá hay đục lá thành lổ nhỏ.

- Nhóm sâu nái: thân có lông rất ngứa, có nhiều màu sắc, ăn phá trên các phiến lá chỉ chừa gân chính. Khi mật số cáo có thể phòng trị một số loại thuốc hoá học như Azodrin, Basudin với nông độ 15-20cc/8lít.

Sâu ăn phá trên buồng hoa và trái non

Sâu có màu nâu nhạt đến nâu đậm, đầu đen. Ăn phá trên các hoa đực của buồng mới nở.

Chúng thường kéo tơ để làm các đường hầm và sống bên trong buồng hoa. Sâu lớn chúng đục vào các hoa cái và trái non làm hoa và trái non rụng.

Dùng các loại thuốc như đã trị đối với nhóm sâu ăn lá.

Chuột

Chuột phá hại dừa từ lúc ở vườn ươm cho đến lúc có trái.

Chuột cống Lang, cống Nhum phá hại trong vườn ươm bằng cách đục khoét gốc cây con để ăn.

Chuột đồng lên cây cắn phá các trái non từ 6-8 tháng tuổi, chuột đục phá phàn mềm gần cuống để ăn cơm dừa. Các trái bị đục sau một tuần thì rụng.

Phòng Trị:

• Vệ sinh vườn dừa và tán dừa để tránh nơi trú ẩn của chuột

• Đóng vòng thiết quanh thân để tránh chuột leo lên.

• Dùng chó hay bẩy để bắt chuột

2. Bệnh hại

Bệnh đốm lá

Lúc đầu có những chấm màu nâu, sau lan dần, màu nâu đổi qua mau xám. Khi các vết cháy nối với nhau toàn bộ lá bị cháy khô. Cây con có thể chết, cây lớn bị ít trái.

Phòng trị: Bằng cách bón thêm phân KCl cho dừa. Dừa thếu kali bị bệnh đốm lá sẽ nặng hơn. Dùng muối ăn từ 1-2kg/cây/năm bón bằng cách rải trên các nách bẹ lá non.

Bệnh thối đọt

Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa khi có ẩm độ cao. Đầu tiên chùm lá đọt trở nên màu vàng sau đó khô rũ dần, cắt ngon dừa ra thấy một phần của củ hủ bị thối có mùi rất khó chịu. Sau đó các lá già phía dưới cũng bị vàng, cuối cùng khô chết.

Nếu ở gian đoạn đầu phát hiện bệnh sớm ở chùng đọt, có thể trị bằng cách nạo khoét hết phần bị thối, xong dùng thuốc trừ năm như: Copper B, Copper zine hay Prestan để phòng trị

Các cây bị nhiễm nặng phải đốn bỏ và đốt toàn bộ phần gốc để tránh lây lan.

Bệnh nứt trái

Bệnh nứt trái có thể do nấm nhưng đa số do mất când đối về dinh dưỡng , do điều kiện khắc nghiệt về khí hậu, đất đai (quá khô, quá nén, dư nước)

Phòng trị

• Xới đất quanh gốc cho được tơi xốp.

• Tránh để đất úng nước

• Tưới nước cho dừa trong mùa nắng.

• Bón 0,5 kg SA + 0,5 kg lân văn điển + 1-1,5 kg KCl +10 – 15 kg phân chuồng hay phân rác /cây/năm.

Thu hoạch và tồn trữ

Dừa thường được thu hoạch định kỳ 30 ngày/ lần trong mùa nắng và 45 ngày trong mùa mưa.

Thu hoạch được thực hiện bởi người có kinh nghiệm, trèo lên cây băng “nài” hay thang, để thu hoạch cả quày sau khi đã xác định độ già của trái. Có thể dùng cây (sào) có cù móc ở đầu (câu liêm) để giật trái. ở Thai lan và Mã lai người ta huấn luyện khỉ để thu hoạch trái.

Sau khi thu hoạch trái đước chất thành đống trong bóng râm, giúp cho việc bốc vỏ dễ hơn, tách gáo sạch hơn và chất lương copra tốt hơn.

Một phần của tài liệu docx_20111230_Ky_Thuat_Trong_Cay_Da_Nien_2 (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)