Đánh giá thực trạng công tác phân tích công việc Bảng 4:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích công việc tại Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội (Trang 51 - 54)

II. Thực trạng phân tích công việc tại Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nộ

4.Đánh giá thực trạng công tác phân tích công việc Bảng 4:

Bảng 4:

Tiêu thức Số người Tỷ lệ (%) Yêu cầu giấy phép

+ Có giấy phép 25 80,64

+ Không có giấy phép 6 19,35

Khuyến khích dựa trên

+ Kết quả hoàn thành công việc

+ Thời gian hoàn thành công việc 2 0,06

+ Vị trí công việc 12 38,7

+ Tiêu thức khác 17 54,8

Thời lượng công việc được giám sát

+ Hàng ngày 27 87,09

+ Hàng tháng 4 12,9

+ Hàng quý + Hàng năm

Chất lượng công việc dựa trên

+ Đúng thời hạn 5 16,13

+ Đáp ứng yêu cầu về khối lượng 8 25,8 + Đáp ứng yêu cầu về chất lượng 7 22,58

+ Các khả năng khác 11 35,48

(Nguồn tự điều tra tại Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội)

Kết hợp phương pháp phỏng vấn và lập bảng hỏi đối với 31 cán bộ công chức viên chức trong Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội tôi rút ra được:

- Ưu điểm

+ Các văn bản trên phần nào đã cung cấp một cách khá đầy đủ những nhiệm vụ chính mà cán bộ công chức viên chức cần phải thực hiện.

- Nhược điểm

+ Chưa có quy trình tiến hành phân tích công việc khoa học. Theo kết quả điều tra thực tế (tiến hành phỏng vấn) tại Sở cho thấy có sự nhìn nhận khác nhau giữa các cán bộ công chức viên chức về bản mô tả công việc: 41,2% cho rằng mọi chức danh cần có bản mô tả công việc đính kèm, 30% cho rằng chỉ cần với một số chức danh trong khi đó có 20,1% cho rằng không cần có bản mô tả công việc. Điều này đã phần nào phản ánh công tác phân tích công việc còn chưa được quan tâm đúng mức tại đơn vị. Chính vì thế chưa có tiêu chuẩn và tiêu chí phù hợp trong đánh giá cán bộ công chức viên

chức, dẫn đến sự mâu thuẫn trong đãi ngộ và đóng góp thực tế, năng lực thực có và bố trí công việc, giữa kết quả công việc và chức danh. Công việc còn được tiến hành một cách thụ động, khi có yêu cầu như vậy sẽ dẫn đến hiệu suất làm việc không cao, và cán bộ công chức viên chức sẽ thiếu đi tính năng động trong công việc.

+ Liên quan đến tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc như đánh giá chất lượng công việc có 35,48% cho rằng không có tiêu chuẩn đánh giá 25,8% cho rằng chỉ cần đáp ứng yêu cầu về khối lượng công việc. Còn khuyến khích tiền thưởng thì có đến 54,8% cán bộ cho rằng không có tiêu thức để trả thưởng và 38,7% là dựa vào vị trí công việc. Như vậy những con số này phần nào phản ánh thực trạng phân tích công việc tại Sở, bản thân các cán bộ công chức viên chức cũng không nắm rõ được mình phải làm gì và như thế nào là hoàn thành công việc. Từ đó dẫn đến chưa có tiêu chí rõ ràng và nhất quán về cách thức tiến hành đề bạt cán bộ quản lý trong Sở. Các tiêu chí còn chung chung với nhiều cách hiểu khác nhau. Việc lựa chọn cán bộ chủ chốt còn chưa mang tính chất dân chủ, hình thức và thiếu căn cứ lựa chọn.

+ Chưa khuyến khích được cán bộ thực sự làm việc một cách có hiệu quả, chưa có được một bản mô tả công việc khoa học đối với các chuyên viên, họ chưa dốc hết sức làm việc với suy nghĩ làm nhiều việc cũng chỉ nhận lương hàng tháng giống nhau.

+ Công việc đôi khi còn chồng chéo giữa những người trong cùng phòng ban, công việc không được phân công rõ ràng đến từng nhân viên.

- Nguyên nhân

+ Do Sở là cơ quan chính quyền Nhà nước, chủ yếu thực hiện theo những quy chế chung của Nhà nước, không thực sự coi phân tích công việc là một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức cán bộ, đây cũng là nhược điểm chung của các cơ quan hành chính Nhà nước.

+ Do chủ yếu các công việc là giải quyết các vấn đề công văn giấy tờ hành chính do đó công việc không quá phức tạp và cũng không mang tính đặc thù nhiều, hầu hết là các công việc giống nhau, đôi khi còn tạo tâm lý nhàm chán và thù địch với công việc.

+ Cán bộ công chức phòng tổ chức hành chính không chuyên môn sâu về nhân lực mà còn đảm nhiệm cả những công việc khác như văn thư, hợp đồng, quản lý giấy tờ,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀNTHIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN, THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN,

MÔI TRƯỜNG VÀ NHÀ ĐẤT HÀ NỘI

I. Phương hướng phát triển của Sở trong thời gian tới

Bảng 5: Phương hướng thực hiện các mục tiêu của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội trong năm 2006

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2005

Kế hoạch năm 2006 1 Thu phí, lệ phí Triệu đồng 6.788 6.235 2 Thu tiền thuê nhà Triệu đồng 50.000 42.000 3 Thu tiền bán nhà tái định cư Triệu đồng 200.000 247.000 4 Bán nhà theo Nghị định 61/CP Và Quyết định 20/2000/QĐ-TTg Triệu đồng 130.120 (doanh thu) 80.600 (Thực thu) 400.000 (doanh thu) 250.000 (Thực thu) 5 Kế hoach sử dụng đất Ha 644,08 1.626 6 Gắn biển số nhà Biển 18.800 10.000 7 Sửa chữa bảo trì nhà Triệu đồng 25.196 22.019 8 Công tác phát triển nhà ở xây mới m2 1.550.000 1.400.000 9 Cấp GCN theo Nghị định

181/2004/NĐ-CP

GCN 145.090 74.61210 Công tác thu hồi đất theo chỉ thị 15 Ha 9.7 10 Công tác thu hồi đất theo chỉ thị 15 Ha 9.7

(Nguồn: Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích công việc tại Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội (Trang 51 - 54)