Cơ cấu quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích công việc tại Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội (Trang 26 - 31)

2.1 Lãnh đạo Sở

Gồm 01 Giám đốc Sở và 04 Phó Giám đốc Sở trong đó Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố và trước Pháp luật về chức trách, quyền hạn và nhiệm vụ được giao còn Phó Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

2.2. Các phòng ban chuyên môn 2.2.1. Phòng Kế hoạch tổng hợp

Đề xuất, tổng hợp trình Giám đốc Sở về quy hoạch, kế hoạch dài hạn và 5 năm liên quan đến các nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Ngành phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố; tổng hợp các Chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Ngành để trình UBND Thành phố; trình Giám đốc Sở giao nhiệm vụ và Chỉ tiêu kế hoạch cho các Phòng, Ban, đơn vị trực thuộc sau khi được phê duyệt; tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các Quận, Huyện trình UBND Thành phố phê duyệt; tham gia Hội đồng thẩm định liên ngành Thành phố về chính sách giải phóng mặt bằng, định giá đất đai và nhà ở phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Xây dựng kế hoạch phát triển quỹ nhà tái định cư, phương án phân bổ quỹ nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố. Thụ lý hồ sơ trình UBND Thành phố về việc quyết định bán, cho thuê nhà tái định cư; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các dự án phát triển nhà trên địa bàn Thành phố. Xây dựng quy trình và thụ lý thẩm định hồ sơ giá đất mới, cho thuê đất mới, xây dựng các khu đô thị mới, đấu giá quyền sử đụng dất; chính sách giao đất làm nhà ở giãn dân nông thôn; kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, đơn vị sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao.

2.2.2. Phòng Đăng ký thống kê và Đo đạc bản đồ

Phòng đăng ký thống kê và Đo đạc bản đồ là phòng chuyên môn, tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về

hợp thức, chuyển mục đích sử dụng đất, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác lập hồ sơ địa chính, công tác phân hạng, định giá đất, thống kê, kiểm kê đất đai. Quản lý Nhà nước về khảo sát và đo đạc các loại bản đồ Địa chính và bản đồ chuyên ngành; Quản lý lưới toạ độ, độ cao và mốc giới địa chính, địa giới hành chính, lập trích lục bản đồ trên địa bàn Thành phố.

2.2.3. Phòng Chính sách

Phòng chính sách là phòng chuyên môn, tham mưu nghiên cứu đề xuất hoặc làm đầu mối tổ chức nghiên cứu soạn thảo các văn bản hướng dẫn chính sách, pháp chế của Nhà nước về quản lý Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất thực hiện trên địa bàn Thành phố, tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tài nguyên, môi trường và nhà đất; Phối hợp tổ chức tập huấn đào tạo về chính sách cho cán bộ các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; Thụ lý giải quyết đơn thư và khiếu nại của cá nhân tổ chức và thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với các loại nhà và đất thuộc diện chính sách: vắng chủ, cải tạo, công tư hợp doanh, nhà Hoa, tôn giáo, quản lý theo Thông tư 73/TTg, các loại nhà thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 của UB Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự và nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991 và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao.

2.2.4. Phòng Quản lý Điạ chính Nhà đất

Phòng Quản lý Điạ chính Nhà đất là phòng chuyên môn, tham mưu, quản lý hồ sơ nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước do Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất được giao quản lý; đăng kiểm các loại hợp đồng nhà dụng nhà đất, quản lý quỹ nhà tự quản của cơ quan Trung ương và Hà Nội, quỹ nhà ở phục vụ tái định cư hoặc tổ chức bán theo quy định của Nhà nước và UBND Thành phố; tổ chức thực hiện việc ký hợp đồng thuê đất và quản lý theo dõi cập nhật biến động các Hợp đồng thuê đất của các tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài theo quy định của cấp có thẩm

quyền; Quản lý, chỉ đạo tổ chức hướng dẫn công tác đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn Thành phố và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao.

2.2.5. Phòng Quản lý tài nguyên và đầu tư

Phòng Quản lý tài nguyên và đầu tư là phòng chuyên môn, tham mưu lãnh đạo Sở trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, khoáng sản và đầu tư.

2.2.6. Phòng Quản lý môi trường, khí tượng và thuỷ văn

Phòng Quản lý môi trường, khí tượng và thuỷ văn là phòng chuyên môn, tham mưu lãnh đạo Sở về công tác quản lý Môi trường, Khí tượng và thuỷ văn trên địa bàn Thành phố và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

2.2.7. Ban 61/CP

Ban 61/CP là phòng chuyên môn, tham mưu Lãnh đạo Sở về công tác lập kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP trên địa bàn Thành phố, tiếp nhận nhà tự quản của các cơ quan Trung ương và Hà Nội; tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 20/TTg của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao.

2.2.8. Thanh tra Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất

Thanh tra việc chấp hành chính sách, thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường, và nhà đất theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi được Giám đốc Sở phê duyệt

2.2.9. Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà Hà Nội

Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà là tổ chức sự nghiệp trực giúp Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, thực hiện chức năng tổ chức đăng ký sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính gốc, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và xây dựng quản lý hệ thống thông tin đất đai.

2.2.10. Phòng Tổ chức – Hành chính

Tham mưu giúp Giám đốc Sở các mặt:

 Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng tổ chức bộ máy quản lý của Ngành hợp lý, thống nhất đạt hiệu quả.

 Quản lý về tổ chức và công chức, viên chức, người lao động. Quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ và chế độ chính sách đối với cán bộ công chức của Ngành Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất.

 Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

 Xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện các Nội quy, Quy chế cơ quan, Quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác cải cách hành chính.

 Hành chính quản trị, đối nội, đối ngoại, hợp tác quốc tế, bảo vệ an ninh trật tự và an toàn cơ quan.

 Giải quyết chế độ chính sách tiền lương theo quy định của Nhà nước.

 Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán, tài chính đối với các đơn vị thuộc Sở quản lý theo quy định của Nhà nước và Thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ có phát sinh thu chi đối với cơ quan Văn phòng Sở và hạch toán theo quy định của Nhà nước.

 Phối hợp dự thảo các văn bản Pháp quy có liên quan đến nhiệm vụ được giao và hướng dẫn thực hiện.

Ngoài các phòng ban chuyên môn Sở còn có các đơn vị trực thuộc, được tổ chức như một đơn vị nhưng có chức năng và nhiệm vụ như các phòng ban đó là Công ty kinh doanh nhà, Ban Quản lý vốn ngân sách cấp và Công ty địa chính.

Cơ cấu tổ chức của Sở được thực hiện theo mô hình trực tuyến – chức năng, giúp Sở nâng cao tính chuyên sâu trong công việc của nhân viên, và giúp nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ thông qua học hỏi lẫn nhau trong công việc chuyên môn. Ngoài ra, chênh lệch trình độ chuyên môn, kinh

nghiệm giữa các nhân viên vô hình trung phân chia họ thành thứ bậc. Vì thế, mỗi cá nhân cảm thấy có nhu cầu phát triển bản thân thông qua đầu tư vào việc học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ và để được thăng tiến theo nấc thang nghề nghiệp. Tuy nhiên sự phân chia theo mô hình trực tiếp chức năng sẽ dẫn đến sự không ăn ý giữa các phòng ban trong Sở và kết quả là tính phối hợp lẫn nhau giữa các bộ phận dễ bị ảnh hưởng. Mô hình này đã phát huy được tính ứng dụng của nó vì nó đã giúp cho tài sản và thông tin được luân chuyển nhịp nhàng vượt qua ranh giới giữa các phòng ban, và nhờ sắp xếp theo mô hình này mà thông tin từ cấp dưới đưa lên cấp trên nhanh và chính xác từ đó giúp cho ban Lãnh đạo Sở có những quyết định kịp thời. Giúp Lãnh đạo Sở có thể bao quát được toàn bộ tình hình hoạt động từ đó cũng một phần giúp tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa cán bộ công chức viên chức với lãnh đạo. Với mô hình này thì cần phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề độ chính xác của thông tin khi đi qua các tầng quản lý trong Sở, đảm bảo thông tin giữ được tính trung thực tuyệt đối khi đến được cấp quản lý cao nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích công việc tại Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội (Trang 26 - 31)