Nghiên cứu các biện pháp bảo quản quả bưởi Hồng Quang Tiến

Một phần của tài liệu Đánh giá một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giống bưởi hồng quang tiến tại thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 73 - 86)

Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tiến hành sử dụng một số biện pháp bảo quản đơn giản thông thường với mục đích kéo dài thời gian bảo quản quả, nâng cao giá trị kinh tế của giống bưởi Hồng Quang Tiến trong điều kiện thời tiết mùa thu tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. (Đây là thời gian các loại quả cam, quýt tại địa phương chưa thu hoạch, nên thị trường khan hiếm các loại quả này). Chúng tôi tiến hành bảo quản mỗi công thức 60 quả, định kỳ 10 ngày một lần, tiến hành kiểm tra đếm quả thối hỏng, rụng cuống, cân trọng lượng từng quả, làm mẫu lý tính, phân tích sinh hóa quả và kết thúc theo dõi sau 60 ngày bảo quản để xác định phương pháp, thời gian bảo quản tối ưu nhất cho quả bưởi Hồng Quang Tiến bằng các biện pháp bảo quản thông thường.

Sau 60 ngày bảo quản, tỷ lệ quả bị thối hỏng và rụng cuống quả ở các phương pháp được trình bày ở bảng 3.16

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản đến tỷ lệ thối hỏng,

rụng cuống quả bưởi Hồng Quang Tiến tại các thời điểm bảo quản Chỉ tiêu Công thức Thời điểm bảo quản (ngày)

10 20 30 40 50 60 Tỷ lệ quả rụng cuống (%) BQ1 (Đ/C) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 6,67 BQ2 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1,67 BQ3 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1,67 BQ4 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 5,00 Tỷ lệ quả thối hỏng (%) BQ1 (Đ/C) 0,00 0,00 0,00 0,00 1,67 15,00 BQ2 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 10,00 BQ3 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 6,67 BQ4 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 6,67

Tỷ lệ quả bị thối hỏng và rụng cuống sau 60 ngày bảo quản được minh họa qua hình 3.5.

Hình 3.5: Tỷ lệ quả thối hỏng và rụng cuống sau 60 ngày bảo quản

Số liệu bảng 3.16 cho thấy:

Đến thời điểm 40 ngày bảo quản, quả bưởi Hồng Quang Tiến ở tất cả các công thức đều không bị rụng cuống và thối hỏng.

Tại thời điểm 50 bảo quản, công thức đối chứng xuất hiện quả bị thối hỏng ở tỷ lệ thấp 1,67 %. Các công thức còn lại quả không bị rụng cuống, thối hỏng.

Tại thời điểm 60 bảo quản, bưởi Hồng Quang Tiến trên tất cả các công thức đã xuất hiện quả rụng cuống và thối hỏng. Tỷ lệ quả bị rụng cuống và thối hỏng ở công thức BQ2, BQ3 và BQ4 đều thấp hơn so với công thức đối chứng. Tỷ lệ thối hỏng giữa các công thức giao động từ 6,67 – 15,00 %, đạt thấp ở công thức BQ3, BQ4 (6,67 %), công thức đối chứng tỷ lệ cao nhất

(15,00 %). Tỷ lệ quả bị rụng cuống giao động từ 1,67 – 6,67 %, công thức BQ2, BQ3 đạt thấp 1,67 %, công thức đối chứng đạt cao nhất (6,67 %), tiếp đến là công thức BQ4 (5,00 %). Như vậy, sau 60 ngày bảo quản công thức BQ3 (bôi vôi cuống quả để trong thùng cattong) tỷ lệ rụng cuống và thối hỏng quả thấp nhất (1,67 % và 6,67 %).

Diễn biến giảm khối lượng quả ở các công thức tại các thời điểm bảo quản được trình bày ở hình 3.6 và bảng 3.17

Hình 3.6: Diễn biến giảm khối lượng quả ở các công thức tại các thời

Bảng 3.17: Diễn biến giảm khối lượng quả bưởi Hồng Quang Tiến trên các công thức tại các thời điểm bảo quản

Công thức

Khối lượng quả trước bảo

quản (g)

Khối lượng quả (g) bị giảm sau bảo quản (ngày)

Khối lượng quả còn lại sau 60 ngày bảo quản

(g) 10 20 30 40 50 60 BQ1 (Đ/C) 1.330,77 2,83 a 59,96 a 116,46 a 158,94 a 186,92 a 218,69 a 1.112,08 BQ2 1.279,12 2,60 a 44,84 ab 98,65 ab 145,76 b 173,90 b 189,99 b 1.089,13 BQ3 1.276,57 1,27 b 23,60 b 44,48 ab 68,53 c 88,29 c 102,94 c 1.173,63 BQ4 1.355,87 0,47 c 33,32 b 34,56b 53,96 c 70,83 c 82,82 c 1.273,05 LSD0,05 0,42 25,64 58,96 16,01 18,12 28,01 CV% 11,83 11,75 15,28 12,82 12,36 9,43

Số liệu bảng 3.17 cho thấy:

Khối lượng quả bưởi Hồng Quang Tiến bị giảm, tăng dần qua các thời điểm bảo quản. Khối lượng quả bị giảm ở các công thức BQ2, BQ3 và BQ4 đều thấp hơn công thức đối chứng ở tất cả các thời điểm bảo quản, cụ thể:

Sau 10 ngày bảo quản, khối lượng quả giảm không đáng kể, biến động từ 0,47 - 2,83 g/quả. Giảm ít nhất ở công thức BQ4 (0,47 g), tiếp đến là công thức BQ3 (1,27 g) sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95% đối với công thức đối chứng và công thức BQ2.

Sau 20 ngày bảo quản, công thức BQ3 giảm thấp nhất (23,60 g), tiếp đến là công thức BQ4 giảm 33,23 g, sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95% so với công thức đối chứng. Công thức đối chứng khối lượng giảm 59,69 g/quả.

Sau 30 ngày bảo quản, khối lượng quả giảm biến động lớn từ 34,56 - 116,46 g/quả. Giảm thấp nhất ở công thức BQ4, sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95% đối với tất cả các công thức. Các công thức còn lại không có sự sai khác thống kê.

Sau 40 đến 60 ngày bảo quản, khối lượng quả bưởi Hồng Quang Tiến bị giảm ở các công thức BQ2, BQ3 và BQ4 đều thấp hơn công thức đối chứng rất rõ rệt, sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Trong 3 công thức đó thì công thức BQ4 khối lượng quả giảm thấp nhất từ 53,96 g ở ngày bảo quản thứ 40 đến 80,82 g ở ngày bảo quản thứ 60, tiếp đến là công thức BQ3 giảm từ 68,53 g ở ngày bảo quản thứ 40 đến 102,94 g ở ngày bảo quản thứ 60, tuy nhiên không có sự sai khác thống kê giữa 2 công thức này. Công thức BQ2 giảm từ 145,76 g ở ngày bảo quản thứ 40 đến 189,99 g ở ngày bảo quản thứ 60, sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95% so với công thức BQ3, BQ4. Công thức đối chứng giảm lớn nhất từ 158,94 ở ngày bảo quản thứ 40 đến 218,69g ở ngày bảo quản thứ 60

Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng quả bưởi Hồng Quang Tiến ở các công thức tại các thời điểm bảo quản được trình bày ở bảng 3.18.

Bảng 3.18: Một số chỉ tiêu lý tính, sinh hóa quả và đánh giá cảm quan giống bưởi Hồng Quang Tiến trên các công thức tại

các thời điểm bảo quản

Thời Công gian thức TL phần ăn được (%)

Sinh hóa quả

Đánh giá cảm quan Màu sắc vỏ quả Độ ráo tép quả Xốp múi Độ brix (%) HL acid (%) HL nước (%) HL VTMc (mg/ 100g) Tỷ lệ /quả (%) Ghi chú Trước bảo quản 58,69 9,31 0,54 89,32 38,89 xanh vàng khô ráo 0,00 không Sau bảo

quản 10 ngày

BQ1 (Đ/C) 58,83 9,43 0,53 89,60 38,97 xanh vàng khô ráo 0,00 không BQ2 58,72 9,47 0,54 89,50 39,23 xanh vàng khô ráo 0,00 không BQ3 58,81 9,43 0,54 89,53 38,93 xanh vàng khô ráo 0,00 không BQ4 58,89 9,40 0,54 89,53 38,93 xanh vàng khô ráo 0,00 không Sau bảo

quản 20 ngày

BQ1 (Đ/C) 59,49 9,57 0,53 89,57 39,17 xanh vàng khô ráo 0,00 không BQ2 60,33 9,73 0,54 89,50 39,23 xanh vàng khô ráo 0,00 không BQ3 61,28 9,60 0,52 89,87 39,00 xanh vàng khô ráo 0,00 không

BQ4 60,94 9,70 0,53 89,47 38,90 xanh vàng khô ráo 0,00 không

Sau bảo quản 30

ngày

BQ1 (Đ/C) 63,01 10,57 0,50 89,57 39,00 Vàng khô ráo 0,00 không

BQ2 63,47 10,77 0,51 89,37 39,20 Vàng khô ráo 0,00 không

BQ3 63,40 11,17 0,50 90,17 39,67 Vàng xanh khô ráo 0,00 không BQ4 62,39 10,83 0,51 89,37 39,17 Vàng xanh khô ráo 0,00 không Sau bảo

quản 40 ngày

BQ1 (Đ/C) 54,50 10,63 0,49 89,37 39,17 Vàng Hơi mềm 32,50 1/5 múi

BQ2 57,99 10,77 0,49 89,33 39,10 Vàng Hơi mềm 25,30 1/5 múi

BQ3 65,29 11,27 0,48 90,17 39,70 Vàng khô ráo 0,00 không

BQ4 65,40 11,00 0,50 89,60 39,37 Vàng khô ráo 0,00 không

Sau bảo quản 50 ngày BQ1 (Đ/C) 49,28 10,50 0,48 89,33 39,33 Vàng mềm 41,40 1/3 - 1/4 múi BQ2 52,76 10,67 0,48 89,40 39,50 Vàng mềm 34,40 1/3 - 1/4 múi BQ3 59,00 10,93 0,46 90,00 39,50 Vàng mềm 22,40 1/5 múi BQ4 59,11 10,53 0,48 89,60 39,47 Vàng mềm 22,90 1/5 múi Sau bảo quản 60 ngày BQ1 (Đ/C) 39,12 10,37 0,47 88,93 39,00 Vàng mềm 50,30 1/3 - 1/2 múi BQ2 46,89 10,63 0,47 89,20 39,13 Vàng mềm 42,40 1/4 - 1/3 múi BQ3 52,72 10,83 0,46 89,93 39,90 Vàng mềm 32,50 1/4 múi BQ4 52,20 10,50 0,47 89,67 39,77 Vàng mềm 32,40 1/4 múi

Số liệu bảng 3.18 cho thấy:

Tỷ lệ phần ăn được của giống bưởi Hồng Quang Tiến trên các công thức diễn biến tăng dần từ 58,72 – 63,47 % ở thời điểm bảo quản từ 10 - 30 ngày. Tỷ lệ phần ăn được giữa các công thức tại cùng thời điểm không có sự chênh lệnh lớn giao động từ 58,72 – 58,89 % ở 10 ngày bảo quản, từ 59,49 - 61,28 % ở 20 ngày bảo quản và từ 62,39 – 63,47 % ở 30 ngày bảo quản. Tuy nhiên, tỷ lệ phần ăn được giữa các công thức đã có sự chênh lệnh đáng kể từ 40 – 60 ngày bảo quản. Tỷ lệ phần ăn được thấp nhất ở công thức đối chứng, diễn biến giảm nhanh từ 63,01 % tại thời điểm 30 ngày bảo quản còn 54,50 % tại 40 ngày bảo quản xuống 49,28 ở 50 ngày bảo quản và còn 39,12 % ở 60 ngày bảo quản. Tiếp theo là công thức BQ2 giảm còn 46,89 % ở 60 ngày bảo quản. Công thức BQ3 và BQ4 tỷ lệ phần ăn được đạt cao tương đương nhau tại cùng thời điểm bảo quản và cao nhất tại 40 ngày bảo quản (65,29 – 65,40 %) sau đó giảm dần và còn 52,20 – 52,70 % ở 60 ngày bảo quản. Nguyên nhân giảm tỷ lệ sử dụng quả bưởi Hồng Quang Tiến là do càng kéo dài thời gian bảo quản thì tép quả càng bị xốp, khô cứng không sử dụng được.

Diễn biến tỷ lệ phần ăn được ở các công thức tại các thời điểm bảo quản được minh họa ở hình 3.7

Hình 3.7: Diễn biến tỷ lệ phần ăn được của quả bưởi Hồng Quang Tiến

trên các công thức tại các thời điểm bảo quản

Độ brix trong quả bưởi Hồng Quang Tiến trên các công thức tăng dần theo thời gian bảo quản và đạt cao từ 30 - 40 ngày bảo quản, sau đó có xu hướng giảm dần ở 50 – 60 bảo quản. Bảo quản quả đã làm tăng độ brix trong quả đạt cao nhất sau 30 – 40 ngày bảo quản, đạt cao hơn trước khi bảo quản từ 1,26 – 1,86 % ở 30 ngày bảo quản và 1,32 – 1,96 % ở 40 ngày bảo quản. Trong các công thức thì độ brix trong quả đạt tương đương nhau từ khi bảo quản cho đến 20 ngày, sau đó có sự chênh lệnh lớn giữa các công thức. Cụ thể, sau bảo quản 30 – 40 ngày, độ brix đạt cao nhất ở công thức BQ3 (11,17 - 11,27 %), tiếp theo là công thức BQ4 10,83 – 11,00%, đạt thấp nhất là công

thức đối chứng (10,57 – 10,63 %). Sau bảo quản 50 - 60 ngày, độ brix giảm dần, đạt cao nhất ở công thức BQ3 (10,83 – 10,93 %), đạt thấp nhất là công thức đối chứng (10,50 – 10,37 %)

Diễn biến độ brix trong quả bưởi Hồng Quang Tiến trên các công thức tại các thời điểm bảo quản được minh họa ở hình 3.8

Hình 3.8: Diễn biễn độ brix trong quả bưởi Hồng Quang Tiến trên các

công thức tại các thời điểm bảo quản

Hàm lượng axid trong quả bưởi Hồng Quang Tiến trên các công thức có xu hướng giảm dần qua thời gian bảo quản. Diễn biến giảm từ 0,54 % ở trước khi bảo quản đến 0,46 % tại thời điểm 60 ngày bảo quản. Hàm lượng axit trong quả tại cùng thời điểm bảo quản giữa các công thức đạt tương đương nhau.

Diễn biến về hàm lượng axid trong quả bưởi Hồng Quang Tiến trên các công thức tại các thời điểm bảo quản được minh họa ở hình 3.9

Hình 3.9: Diễn biễn hàm lượng axid trong quả bưởi Hồng Quang Tiến

trên các công thức tại các thời điểm bảo quản

Hàm lượng nước và hàm lượng vitamin C trong quả ở các công thức khác nhau tại các thời điểm khác nhau không có sự chênh lệch lớn. Hàm lượng nước giao động từ 89,32 – 90,17 %. Hàm lượng vitamin C giao động từ 38,89 – 39,90 mg/100g.

Đánh giá cảm quan một số chỉ tiêu chính như: Màu sắc vỏ, độ ráo của tép và hiện tượng xốp đầu múi quả bưởi Hồng Quang Tiến cho thấy:

Trong 20 ngày bảo quản đầu tiên không có sự thay đổi các chỉ tiêu này giữa các công thức (vỏ quả giữ nguyên màu xanh vàng, tép quả ráo nước, giòn, không bị xốp đầu múi). Tuy nhiên, đã có sự khác nhau giữa các công thức kể từ 30 - 60 ngày bảo quản. Cụ thể: 30 ngày bảo quản, công thức BQ1, BQ2 vỏ quả chuyển sang màu vàng, công thức BQ3, BQ4 vỏ quả màu vàng

xanh. Các chỉ tiêu còn lại không có sự thay đổi. Kể từ 40 ngày bảo quản, vỏ quả đều chuyển màu vàng ở trên tất cả các công thức.

Công thức BQ1, BQ2, tép quả hơi mềm ở 40 ngày bảo quản và chuyển mềm từ 50 ngày bảo quản trở đi. Hiện tượng xốp múi ở 2 công thức này có sự thay đổi nhanh và chiếm tỷ lệ cao. Cao nhất ở công thức đối chứng 32,50 % số múi/quả bị xốp 1/5 múi (ở 40 ngày bảo quản) đến 50,30 % số múi bị xốp từ 1/3 - 1/2 múi (ở 60 ngày bảo quản), tiếp đến là công thức BQ2 có 25,30 % số múi/quả bị xốp 1/5 múi (ở 40 ngày bảo quản) đến 42,40 % số múi bị xốp từ 1/4 - 1/3 múi (ở 60 ngày bảo quản).

Công thức BQ3 và BQ4 ở 40 ngày bảo quản tép quả ráo, không bị xốp, tuy nhiên đến ngày bảo quản 50 trở đi tép quả mềm và xuất hiện xốp múi. Tỷ lệ xốp múi ở hai công thức này đạt tương đương nhau, giao động từ 22,40 – 22,90 % số múi/quả bị xốp 1/5 múi (ở 50 ngày bảo quản) đến 32,40 – 32,50 % số múi/quả bị xốp từ 1/5 – 1/4 múi (ở 60 ngày bảo quản).

Tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế của các công thức tại các thời điểm bảo quản được trình bày ở bảng 3.19

Bảng 3.19: Hiệu quả kinh tế của bưởi Hồng Quang Tiến trên các công

thức tại các thời điểm bảo quản Công thức Hiệu quả (ngàn đồng)

Thời điểm bảo quản (ngày)

10 20 30 40 50 60 BQ1 (Đ/C) / CT + 41,56 + 175,27 + 151,94 + 145,66 - 66,46 - 685,28 /kg quả + 0,54 + 2,30 + 2,16 + 2,15 - 1,02 - 12,58 BQ2 / CT + 37,55 + 122,30 + 176,79 + 162,82 - 20,46 - 465,71 /kg quả + 0,49 + 1,65 + 2,50 + 2,39 - 0,31 - 7,92 BQ3 / CT - 90,60 + 26,26 + 140,28 + 315,87 + 147,34 - 132,49 /kg quả - 1,18 + 0,35 + 1,90 + 4,36 + 2,06 - 1,98 BQ4 / CT - 178,64 - 77,54 + 70,68 + 258,77 + 80,50 - 220,32

/kg quả - 2,32 - 1,03 + 0,94 + 3,50 + 1,10 - 3,27 Số liệu bảng 3.19 cho thấy:

Hiệu quả kinh tế của sản phẩm quả bưởi Hồng Quang Tiến trên các công thức tại các thời điểm bảo quản có sự chệnh lệch đáng kể, cụ thể:

Tại thời điểm 10 ngày bảo quản, công thức BQ2 và công thức đối chứng có lãi từ 37,55 – 41,56 ngàn đồng/công thức tương đương lãi 0,49 – 0,54 ngàn đồng/kg. Trong khi đó công thức BQ3 và BQ4 bị lỗ từ 90,60 - 178,64 ngàn đồng/công thức tương đương lỗ 1,18 - 2,32 ngàn đồng/kg, lỗ nặng nhất ở công thức BQ4 (2,32 ngàn đồng/kg).

Tại thời điểm 20 ngày bảo quản, công thức BQ2, BQ3 và công thức đối chứng có lãi biến động từ 26,26 – 175,27 ngàn đồng/công thức tương đương lãi 0,35 - 2,30 ngàn đồng/kg, lãi cao nhất là công thức BQ2, thấp nhất là công thức BQ3. Trong khi đó công thức BQ4 bị lỗ (77,54 ngàn đồng/công thức) tương đương lỗ 1,03 ngàn đồng/kg.

Tại thời điểm 30 ngày bảo quản, cả 4 công thức đều có lãi, biến động từ 70,68 - 176,79 ngàn đồng/công thức, tương đương lãi 0,94 – 2,50 ngàn

Một phần của tài liệu Đánh giá một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giống bưởi hồng quang tiến tại thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 73 - 86)