Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giống bưởi hồng quang tiến tại thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 26)

Theo Bùi Huy Đáp (1960) [13], Trần Thế Tục (1977) [23] đã tổng hợp thống kê nguồn gen cây có múi ở Trạm nghiên cứu cam Tây Lộc (Huế), Trạm nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hóa) đã thu thập và lưu giữ gồm: 34 giống Cam, 16 giống Quýt, 5 giống chanh và 6 giống bưởi. Kết quả bước đầu điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây ăn quả ở Việt Nam, đã giới thiệu 100 loài cây ăn quả, trong đó có 12 loài cam, quýt.

Nguyễn Văn Dũng (2012) [12], tập đoàn cây ăn quả của Viện nghiên cứu rau quả đã thu thập được 22 chủng gồm 170 giống. Trong đó cây có múi

gồm 9 giống cam, 12 giống quýt, 8 giống chanh và 5 giống bưởi. Đã tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn và thi tuyển 13 giống bưởi và 11 giống cam sành.

Phan Thị Chữ (1998) [10] đã tuyển chọn được 3 giống đầu dòng bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là: M1, M4 và M5 để nhân ra sản xuất đại trà.

Đỗ Đình Ca (1995) [2], kết quả điều tra giống cây ăn quả có múi ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang có 16 giống, trong đó có 1 giống cam, 10 giống quýt, 3 giống bưởi và 2 giống chanh.

Võ Thị Tuyết, Phạm Thị Sâm (2014) [26], tính đến năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ đã thu thập và bảo tồn được 333 mẫu nguồn gen cây ăn quả có múi có nguồn gốc địa phương tại vùng Bắc Trung Bộ cũng như giống nhập nội ở Mỹ, Ai Cập, Pháp... Trong đó: Bưởi 178 mẫu giống; Cam 52 mẫu giống; Quýt 66 mẫu giống; Chanh 30 mẫu giống; Loài cây gốc ghép 7 mẫu giống.

Nguyễn Thị Chắt, Nguyễn Đình Tuệ (1984) [7], khảo nghiệm một số giống cam nhập nội cho kết luận giống cam Valencia Orlinda có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam.

Vũ Khắc Nhượng (1997) [18] có tới trên 150 loài sâu bệnh hại gây hại trên nhóm cây ăn quả có múi. Trong đó, các loài nguy hiểm là sâu đục cành, ruồi vàng, ngài chích hút có thể gây rụng 30% đến 40% sản lượng quả. Ngoài ra các loài rệp nâu, rầy chổng cánh là những côn trùng môi giới truyền bệnh Tristera và greening.

Nguyễn Thị Kim Sơn (2003) [21], nghiên cứu về bệnh chảy gôm gây hại cây có múi cho thấy: bệnh gây hại nặng trên các giống bưởi Tô Sửu, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà và gây hại nặng trong các tháng mưa nhiều (tháng 7, 8, 9) trên cây có độ tuổi cao. Sử dụng thuốc Ridomil MZ 72 WP và Aliette 80 WP ngăn ngừa và phòng trừ bệnh bằng quét gốc, thân cành và tưới vòng quanh tán cây cho hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giống bưởi hồng quang tiến tại thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w