Các thí nghiệm đồng ruộng được triển khai trên vườn bưởi Hồng Quang Tiến có độ tuổi 9 – 10 năm tuổi tại phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Khoảng cách trồng 5 m x 5m, mật độ: 400 cây/ha.
Các vườn thí nghiệm được chăm sóc dựa vào quy trình chăm sóc cây bưởi theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 629 : 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
* Nội dung 1: Nghiên cứu biện pháp phòng trừ ruồi vàng hại quả
- Bố trí thí nghiệm:
Gồm 5 công thức, không nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm: 250 m2 /CT (tương đương 10 cây/công thức). Các thí nghiệm được bố trí riêng rẽ trên các vườn khác nhau.
- Các công thức thí nghiệm:
RV1 (đối chứng) Đ/C: Để quả tự nhiên, không bao, không phun thuốc. RV2: Bao quả bằng túi bao chuyên dụng màu vàng xám (tháo bao trước thu hoạch 20 ngày).
RV3: Bao quả bằng túi bao chuyên dụng màu trắng (bao quả cho đến khi thu hoạch).
RV4: Phun thuốc Ento-Pro 150DD.
RV5: Dùng bẫy nhử ruồi vàng bằng thuốc Vizubon. - Phương pháp thực hiện:
+ Công thức RV2: Bao quả bằng túi chuyên dụng màu vàng xám (tháo bao trước thu hoạch 20 ngày) do Trung Quốc sản xuất, mã số: GN - 30. Đặc điểm của bao: Không thấm nước. Khi bao vỏ quả bưởi chuyển màu xanh nhạt. Trước khi thu hoạch 20 ngày tiến hành tháo bao để vỏ quả bưởi trở về màu xanh bình thường.
+ Công thức RV3: Bao quả bằng màng chuyên dụng màu trắng (Loại túi bao quả cho đến khi thu hoạch) do Trung Quốc sản xuất. Mã số: 3B-27. Đặc điểm của bao: Không thấm nước. Bao quả không làm thay đổi màu sắc vỏ quả, nên không phải tháo bao trước thu hoạch.
Thời gian, cách bao quả ở công thức RV2 và RV3: Khi quả có đường kính từ 4 - 5 cm, vặt bỏ quả còi cọc, nám, vẹo, sâu, bệnh. Trước khi bao, phun một đợt thuốc phòng trừ nhện và bệnh hại bưởi. (Phun thuốc sau 2 - 3 h, khi ráo thuốc rồi tiến hành bao). Cho quả bưởi vào trong bao, bao kín cách cuống bưởi 3 - 5 cm, quấn chặt bằng dây kẽm mềm sẵn có ở bao.
+ Công thức 4: Phun thuốc Ento - Pro 150 DD. Pha 100 ml Ento - Pro 150DD + 0,1g thuốc diệt ruồi Rigell 800 WG + 1 lít nước. Mỗi cây phun 1 điểm, mỗi điểm phun 1m2 ở tán lá cách mặt đất 1,5 – 2,0 m. Lượng phun 50 ml hỗn hợp/điểm. Bắt đầu phun vào trung tuần tháng 7 hoặc khi thấy xuất hiện ruồi vàng trên vườn cây, định kỳ 5 - 7 ngày phun một lần dừng phun trước thu hoạch 5 – 7 ngày. Thời gian phun là từ 8 - 10 giờ sáng, không phun vào những ngày mưa hoặc trên cây còn đọng sương, nước.
+ Công thức RV5: Dùng bẫy nhử ruồi vàng bằng thuốc Vizubon - D. Thuốc Vizubon - D có hoạt chất: Methyl Eugenol 75 % + Dibrom 25% . Trong hộp thuốc có 2 chai gồm 1 chai chất dẫn dụ ruồi và 1 chai chất diệt ruồi. Khi sử dụng mở nắp 2 chai thuốc đổ hết thuốc diệt ruồi vào chai chất dẫn dụ, đậy nắp kín, lắc đều. Sau đó tẩm 1 ml hỗn hợp thuốc vào bẫy, treo bẫy lên cây, treo cách mặt đất từ 1,5 – 2,0 mét ở chỗ râm mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào bẫy làm giảm hiệu lực của thuốc. Treo 2 bẫy cho 250 m2. Sau 20 ngày, lấy hết xác ruồi và tẩm hỗn hợp thuốc mới vào bẫy. Cách làm bẫy, có thể tận dụng chai lọ nhựa khoét 2 lỗ nhỏ đối diện nhau. Lỗ có kích thước: 2,0 cm
x 2,5 cm, đục lỗ nhỏ dưới đáy lọ để thoát nước. Dùng dây thép nhỏ (thép 0,5 mm) xâu qua nắp chai, đầu phía dưới buộc mảnh vải mềm hoặc gạc, bông để tẩm thuốc, đầu phía trên làm thành móc treo bẫy lên cành cây.
- Chỉ tiêu theo dõi
+ Theo dõi số quả bị ruồi vàng gây hại. Theo dõi định kỳ 10 ngày một lần cho đến khi thu hoạch.
+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Theo dõi 10 cây / công thức. Mỗi cây là một lần nhắc (tính toán số liệu)
Số quả/cây/công thức (quả). Tổng số quả thực thu trên cây trên từng công thức.
Khối lượng quả (kg): Tổng khối lượng quả trong từng công thức/Tổng số quả.
Sản lượng quả/cây/công thức: (kg) Năng suất quy ha (tấn/ha)
+ Một số chỉ tiêu lý tính quả: Cân, đo, đếm 10 quả/CT x 5 CT = 50 quả (Lấy cả quả bị ruồi vàng gây hại)
Khối lượng quả: (kg):
Chiều cao quả (cm): Đo ở vị trí cao nhất theo chiều song song với trục quả.
Chiều rộng quả (cm): Đo ở vị trí rộng nhất của quả.
Độ dày vỏ quả (cm): Đo ở vị trí dày nhất từ vỏ vào đến múi quả. Độ rỗng lõi quả: (cm): Đo độ rỗng vị trí ở giữa quả.
Số hạt chắc/quả (hạt): Đếm số hạt chắc, mẩy/quả Khối lượng hạt (gam): Cân toàn bộ số hạt quả
Tỷ lệ phần ăn được (%): Khối lượng phần ăn được/trọng lượng quả x 100.
+ Một số chỉ tiêu về sinh hóa quả: (Phân tích cả quả bị ruồi vàng gây hại) Thực hiện tại phòng phân tích của Trung tâm nghiên cứu Cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ.
Nhật Bản sản xuất
Hàm lượng acid (%): Phương pháp chuẩn bằng dung dịch Na0H 0,1N. Hàm lượng nước (%): Phương pháp chuẩn sấy mẫu ở nhiệt độ 650C
Hàm lượng VTM C (mg/100 g): Phương pháp chuẩn bằng dung dịch 2,6 Diclorophenolindophenolatnatri.
+ Đặc điểm về quả: Màu sắc vỏ quả khi chín, màu tép quả. Đánh giá theo phương pháp mô tả của Trung tâm Tài nguyên thực vật Việt Nam.
+ Hiệu quả kinh tế/ha = Tổng thu/ha – Tổng chi/ha
* Nội dung 2: Nghiên cứu bổ sung phân bón kaly và phân bón qua lá thích hợp để nâng cao chất lượng quả.
- Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí gồm 5 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại. Số cây theo dõi: 5 cây/LN x 3 LN x 5 CT = 75 cây. Diện tích: 0,18 ha
- Các công thức thí nghiệm:
PB1 (đối chứng) Đ/C: Bón phân theo quy trình (đạm urea: 1.750 g/cây; supe lân: 2.250 g/cây; kaliClorua: 1.090 g/cây)
PB2: Đối chứng + Bón thêm 10 % Kali Clorua PB3: Đối chứng + Bón thêm 30% Kali Clorua
PB4: Đối chứng + Phun phân bón lá Yogen 16 (5-7-44) BP5: Đối chứng + Phun phân bón lá đầu trâu 902 - Phương pháp thực hiện:
Công thức PB2, công thức PB3: Bổ sung phân bón Kali Clorua được chia làm 2 lần bón, mỗi đợt 50 % lượng bón trên, bón vào đợt bón thứ 2 vào tháng 6 và đợt bón thứ 3 vào tháng 7.
Công thức PB4, công thức PB5: Phun phân bón qua lá Yogen 16 (7 – 5 – 44) và phun phân bón Đầu trâu 902 bắt đầu phun vào cuối tháng 7 phun 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10 ngày (Dừng phun trước thu hoạch 10 ngày). Nồng độ và cách phun Yogen 16, phân bón đầu trâu 902 theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Chỉ tiêu theo dõi
+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi được thực hiện tương tự nội dung 1.
+ Một số chỉ tiêu lý tính, sinh hóa quả: Thực hiện tại phòng phân tích của Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi được thực hiện tương tự nội dung 1.
+ Phân loại quả: Cân khối lượng từng quả của toàn bộ số quả ở 3 cây/công thức. Phân loại quả theo khối lượng. Áp dụng phân loại quả bưởi của Viện Nghiên cứu Rau quả Việt Nam. Quả loại 1 (khối lượng quả > 1,2 kg). Quả loại 2 (khối lượng quả từ 0,8 – 1,19; Quả loại 3 (khối lượng quả < 0,8 kg).
+ Hiệu quả kinh tế/ha = Tổng thu/ha – Tổng chi/ha
* Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 Thiên Nông đến số hạt/ quả
- Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí gồm 4 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại. Số cây theo dõi: 5 cây/LN x 3 LN x 4 CT = 60 cây. Diện tích: 0,15 ha.
- Các công thức thí nghiệm: GAT1: Không phun (Đ/C)
GAT2: Phun GA3 nồng độ 90 ppm GAT3: Phun GA3 nồng độ 110 ppm GAT4: Phun GA3 nồng độ 130 ppm - Phương pháp thực hiện:
+ Dung dịch GA3 được phun vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều khi trời râm mát (không phun vào thời điểm trên cây còn nước hoặc trời sắp mưa). Phun đều trên toàn bộ tán cây. Phun vào 3 thời điểm: Lần 1: Khi xuất hiện nụ đều; Lần 2: Khi hoa rộ. (sau phun lần 1: 7 - 10 ngày); Lần 3: Phun khi tàn hoa. (sau phun lần 2: 7 - 10 ngày)
+ Cách pha thuốc: Bước 1: (pha dung dịch cái A): 1 gam GA3 nguyên chất (1 gói kích phát tố GA3 Thiên Nông 100 gam) hoà tan trong 1000 ml nước; Bước 2: Pha chế các nồng độ: Nồng độ 90 ppm: 90 ml (dung dịch cái A) pha trong 1000 ml nước; Nồng độ 110 ppm: 110 ml (dung dịch cái A) pha trong 1000 ml nước; Nồng độ 130 ppm: 130 ml (dung dịch cái A) pha trong 1000 ml nước.
+ Lượng dung dịch GA3 Thiên Nông đã pha để phun trên một công thức: Tính cho 1 lần phun: 1250 ml dung dịch GA3 Thiên Nông trên 1 cây x 5 cây/LN x 3 LN = 18.750 ml; Tính cho 3 lần phun: 1250 ml dung dịch GA3
Thiên Nông trên 1 cây x 5 cây/LN x 3 LN x 3 lần = 56.250 ml. - Chỉ tiêu theo dõi:
+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi được thực hiện tương tự nội dung 1.
+ Một số chỉ tiêu lý tính quả: Cân, đo, đếm 10 quả/CT x 4 CT = 40 quả. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi được thực hiện tương tự nội dung 1.
+ Một số chỉ tiêu về sinh hóa quả: Thực hiện tại phòng phân tích của Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi được thực hiện tương tự nội dung 1.
+ Đặc điểm về quả: Hình dạng quả, màu vỏ quả khi chín, màu tép quả. Đánh giá theo phương pháp mô tả của Trung tâm Tài nguyên thực vật.
+ Hiệu quả kinh tế/ha = Tổng thu/ha – Tổng chi/ha
* Nội dung 4: Nghiên cứu một số biện pháp bảo quản quả bưởi Hồng Quang Tiến
- Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí gồm 4 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại. Số quả thí nghiệm: 20 quả/LN x 3 LN x 4 CT = 240 quả.
- Các công thức thí nghiệm:
BQ1 (Đ/C): Không bôi vôi ở cuống quả, bảo quản tự nhiên trong phòng.
BQ3: Bôi vôi ở cuống quả và bảo quản ở trong thùng catong. BQ4: Bôi vôi ở cuống quả và bảo quản bằng cát ỏ trong phòng. - Phương pháp thực hiện:
Quả được thu hoạch đúng độ chín sinh lý. Dùng kéo cắt quả bưởi có cuống dài 0,2 – 0,5 cm, đặt nhẹ nhàng vào sọt hoặc thùng. Quá trình thu hoạch, vận chuyển, bảo quản phải đeo găng tay, thực hiện nhẹ nhàng tránh làm xây xước, dập vỏ quả. Thu hoạch quả vào buổi sáng sớm (8 – 10 h) hoặc buổi chiều mát (16 – 17 h). Không thu vào lúc trời mưa hoặc trên cây, quả còn có sương, nước.
Bưởi đem vào bảo quản, chọn những quả tròn, cân đối, có kích thước tương đương nhau, không bị sâu, bệnh, xây xước, dập the…Thu hoạch xong tiến hành bảo quản ngay. Địa điểm nơi bảo quản là như nhau (thoáng mát), nhiệt độ tự nhiên trong phòng 25 – 300c (thời điểm tháng 9 – tháng 11).
+ Công thức BQ1 (Đ/C): Quả được lựa chọn xong đem xếp 1 lớp trực tiếp xuống nền nhà, xếp quả nọ cách quả kia 2,0 cm, bảo quản tự nhiên trong phòng.
+ Công thức BQ2: Quả được lựa chọn xong bôi vôi tôi ở cuống quả để 5 phút (vôi dính khô vào cuống) rồi đem xếp 1 lớp trực tiếp xuống nền nhà, xếp quả nọ cách quả kia 2,0 cm, bảo quản tự nhiên trong phòng.
+ Công thức BQ3: Quả được lựa chọn xong bôi vôi tôi ở cuống quả để 5 phút (vôi dính khô vào cuống) và xếp sát vào nhau ở trong thùng catong sau đó dùng băng keo dán kín thùng.
+ Công thức BQ4: Cát sạch (cát nhỏ, mịn) được xử lý bằng nước vôi trong, phơi khô. Xếp ván hoặc xếp gạch thành từng ô chứa. Phủ lên bề ván, khung ván, ô chứa một lớp cát dày 5,0 – 8,0 cm. Quả bưởi được lựa chọn xong bôi vôi tôi ở cuống quả để 5 phút (vôi dính khô vào cuống). Tiến hành xếp quả bưởi lên lớp cát đó. Bưởi được xếp theo hàng ô vuông, hàng cách hàng 5 cm, quả cách quả 5 cm. Lớp quả thứ nhất xếp xong phủ tiếp 1 lớp cát dày 5,0 cm rồi tiếp xếp lớp quả thứ hai. Lớp trên cùng phủ 1 lớp cát dày 10 cm.
+ Theo dõi số quả bị rụng cuống và quả bị thối hỏng. Cứ 10 ngày theo dõi một lần cho đến 60 ngày.
+ Một số chỉ tiêu lý tính, sinh hóa quả: Thực hiện tại phòng phân tích của Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ. Số quả làm mẫu ở thời điểm bảo quản 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 40 ngày, 50 ngày và 60 ngày là: 3 quả/công thức x 4 công thức x 6 lần = 72 quả. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi được thực hiện tương tự nội dung 1.
+ Đánh giá cảm quan quả bưởi về màu sắc vỏ quả, độ ráo tép quả, xốp múi. Đánh giá theo phương pháp mô tả của Trung tâm Tài nguyên thực vật Việt Nam.
+ Hiệu quả kinh tế:
Tại thời điểm bảo quản/công thức = Tổng thu tại thời điểm bảo quản/công thức – Tổng chi tại thời điểm bảo quản/công thức
Hiệu quả kinh tế quy trên 1 kg bưởi đem bảo quản