Mỗi loại bệnh có một dạng tác hại riêng, dựa vào đó, ng−ời ta có thể xác định đ−ợc bệnh. Một số bệnh tạo ra những đốm trên lá, một số bệnh khác lại xâm nhập vào thân hay rễ của cây. Đừng nhầm lẫn với những hiện t−ợng lá xém do phân bón gây ra hoặc do khô hạn, thiếu n−ớc, lá bị khô cháy.
Hãy quan sát lá và cây con cẩn thận để xác định chất l−ợng và sức khoẻ của cây con.
Hình 40. Bệnh hại cây 1. Xâm nhập vào thân, rễ thông con
Phòng ngừa bệnh tr−ớc khi chúng xuất hiện là cách tốt nhất. Khác với sâu hại, nấm, vi khuẩn gây bệnh sống trong không khí, n−ớc m−a, trong đất và trên cây. Chúng đợi thời gian thích hợp để xâm nhập cây con.
Có 4 cách phòng ngừa bệnh hại, đặc biệt là ở v−ờn −ơm, đó là:
• Vệ sinh tốt v−ờn −ơm
• Tạo điều kiện thông thoáng tốt
• T−ới n−ớc phù hợp
• Tạo ra độ che bóng và ánh sáng mặt trời thích hợp.
1. Bệnh thối cổ rễ cây con
- Tên bệnh: Bệnh thối cổ rễ cây con hoặc bệnh đổ non
- Loài cây bị hại: Thông, phi lao, bạch đàn, keo và nhiều loài cây khác.
- Hiện t−ợng và tác hại: Bệnh thối cổ rễ làm cho hạt và mầm thối ở giai đoạn cây con, đặc biệt sau khi gieo khoảng 15-20 ngày, cổ rễ bị teo lại, cây đổ gục hàng loạt và chết.
ở v−ờn −ơm bị bệnh thối cổ rễ thì tỷ lệ nẩy mầm kém, cây con có thể nẩy mầm nh−ng sau đó cổ rễ bị teo, thối và cây con đổ gục, chết.
Những điều kiện làm bệnh lây lan trên diện rộng: v−ờn −ơm quá nhiều n−ớc, t−ới n−ớc cho cây con quá nhiều, bón phân quá sớm, sau khi hạt nẩy mầm, sử dụng n−ớc bẩn, nhiễm nấm để t−ới, gieo hạt quá sâu...
- Nguyên nhân: Bệnh thối cổ rễ do nhiều loài nấm gây nên nh−ng quan trọng nhất là giống nấm Furarium.
- Biện pháp phòng trừ:
• Chọn v−ờn −ơm có độ thoát n−ớc tốt và không khí thông thoáng.
• Giữ vệ sinh v−ờn −ơm.
• Không t−ới quá nhiều n−ớc. T−ới n−ớc sạch. Tạo điều kiện l−u thông không khí ở v−ờn
−ơm.
• Gieo hạt vừa phải, không quá sâu. Phơi ải đất tr−ớc khi gieo hạt. Không sử dụng hỗn hợp đất nặng.
• Bắt đầu từ khi gieo hạt, phun định kỳ thuốc Benlate, nồng độ 0,1% 1 tuần 1 lần trong khoảng 3 - 4 tuần. Phun khắp cả 2 mặt lá.
Hình 41. Bệnh thối cổ rễ ở cây con v−ờn −ơm 1. Bệnh thối cổ rê thông
2. Bệnh thối cổ rễ muồng
2. Bệnh phấn trắng
- Tên bệnh: Bệnh phấn trắng
- Loài cây bị hại: Bệnh xuất hiện chủ yếu ở các loài cây lá rộng. Các loài dễ bị nhiễm bệnh: phi lao, bạch đàn, keo, đu đủ và một số loài cây lá rộng khác.
- Hiện t−ợng và tác hại:
Trên cành, lá xuất hiện bột ẩm màu trắng. Trong lá xuất hiện sợi nấm, có vòi hút chất dinh d−ỡng làm cho cành lá khô dần, cây con phát triển còi cọc và chết.
Điều kiện thuận lợi cho bệnh này phát triển là gieo −ơm quá dầy, cây con bị che bóng quá nhiều, độ ẩm không khí cao; đặc biệt môi tr−ờng ẩm −ớt, nhiệt độ ban đêm mát mẻ là những điều kiện để bệnh lây lan nhanh.
- Nguyên nhân: Bệnh này do nấm phấn trắng gây nên. - Biện pháp phòng trừ:
• Gieo cấy cây đúng thời vụ
• Không t−ới quá nhiều n−ớc, giảm bóng che
• Giữ v−ờn −ơm vệ sinh sạch sẽ.
• Có thể dùng thuốc trừ nấm Benlate, pha 6g với 10 lít n−ớc sạch, phun cho 100 m2. Cũng có thể dùng thuốc boócđô 1% để phun. Cứ một tuần phun 1 lần, phun khoảng 3 - 4 tuần lễ.
3. Bệnh rơm lá thông
- Tên bệnh: Bệnh rơm lá thông, bệnh khô lá thông.
- Loài cây bị hại: Các loài thông nh−ng bệnh nặng nhất đối với thông nhựa rồi đến thông mã vĩ và thông Caribeae 1 - 2 năm tuổi. Cây thông có nhiều nấm cộng sinh (Mycorrhiza) bị bệnh nhẹ hơn.
- Hiện t−ợng và tác hại: Bệnh xuất hiện cả ở v−ờn −ơm và rừng mới trồng.
Khi nhiễm bệnh, lá cây thông con bắt đầu xuất hiện chấm nhỏ màu vàng, sau lan dần thành đốm. Do tắc mạch dẫn nhựa nên phần trên lá bị khô. Trên phần khô, xuất hiện các đám chấm đen. Lá khô rủ xuống nh−ng không rụng.
ở một số nơi, tỷ lệ cây bị bệnh tới 70 - 90%. Bệnh phát sinh vào giữa tháng 5 đến tháng 6 - 8 thành dịch. Đến tháng 10, bệnh ngừng phát triển. Khi nhiệt độ cao, đất xấu, mật độ cây dầy, không thoáng gió, bệnh phát triển nặng.
- Nguyên nhân: Bệnh rơm lá thông do nấm Cercospora pinidensiflorae noriet Nambu gây ra. - Biện pháp phòng trừ:
• Chọn v−ờn −ơm ở nơi ch−a có bệnh rơm lá, nên chọn nơi đất tơi xốp, độ phì cao và thoát n−ớc.
• Tăng c−ờng chăm sóc, không trồng dầy, t−ới n−ớc hợp lý.
• Nhổ cây bị bệnh để tránh lây lan hoặc cắt lá bị bệnh khi mới xuất hiện, rồi đốt.
• Đ−a nấm cộng sinh Mycorrhiza cho cây con để tạo cho cây khoẻ mạnh chống đ−ợc bệnh này.
Cách làm: Đào lấy lớp đất mùn d−ới tán rừng thông rồi đ−a về trộn lẫn với đất đóng bầu gieo −ơm thông. Tỷ lệ trộn là: 1 phần đất rừng thông và 9 phần đất đóng bầu.
• Có thể dùng thuốc Boócđô nồng độ 1% hoặc Benlate 0,1% để phun định kỳ 10 ngày 1 lần trong thời kỳ phát bệnh.
4. Bệnh khô cây con bạch đàn
- Tên bệnh: Bệnh khô cây con bạch đàn
- Loài cây bị hại: Bạch đàn con ở v−ờn −ơm. Loài bạch đàn trắng (E.Camaldulensis) bị nhiễm bệnh nặng nhất.
- Hiện t−ợng và tác hại: Bệnh xâm nhiễm trên thân, phần sát gốc phồng lên, nứt nẻ và khô. + Vết bệnh mầu nâu xám có chiều dài vài milimet. Vì các mô tế bào nhiễm bệnh bị chết nên thân cây non, lá và chồi bị khô lụi, cây còi cọc. Bệnh này có tác hại rõ rệt đến kế hoạch sản
- Nguyên nhân: Bệnh khô cây con bạch đàn do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. - Biện pháp phòng trừ:
• Vệ sinh v−ờn −ơm tốt, dọn sạch cỏ dại và xác thực vật.
• Chọn v−ờn −ơm thoát n−ớc và khô ráo.
• Phun định kỳ 1 tuần 1 lần bằng thuốc Captan hay Benlate 6g pha với 10 lít n−ớc sạch phun cho 100 m2.
5. Bệnh khô cành lá bạch đàn
Bệnh khô cành lá bạch đàn là bệnh nghiêm trọng nhất hiện nay đối với bạch đàn ở Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, TP Hồ Chí Minh, Thùa Thiên - Huế và Quảng Trị. - Tên bệnh: Bệnh khô cành lá bạch đàn
- Loài cây bị hại: Một số loài bạch đàn. Trong đó, loài bạch đàn trắng (E.Cameldulensis, chủng Petford) bị nhiễm bệnh nặng nhất.
- Hiện t−ợng và tác hại:
Có thể nhận ra bệnh này trên tán lá bạch đàn mới đâm chồi, nảy lộc sau thời gian bị rụng lá vào mùa khô. Triệu chứng điển hình là từ những đốm nhỏ ban đầu, loang rộng, hình thành những đốm lớn hơn trên lá và phần mềm của cành non. Nếu bệnh nặng, lá khô và rụng toàn bộ, phần non của cành bị bệnh cũng bị khô. Trông cây xơ xác, tiêu điều nh− bị cháy, cây giảm tăng tr−ởng rõ rệt. Một số cây có thể bị chết. Sau khi bị bệnh, lá rụng, chồi non, đặc biệt chồi bất định mọc lên nhiều.
Điều kiện khí hậu ẩm −ớt, đặc biệt ở những nơi có l−ợng m−a cao trên 2.000 mm/năm, bệnh xẩy ra nghiêm trọng.
- Nguyên nhân: Bệnh này do nấm Cylindrocladium quinqueseptatum gây ra. - Biện pháp phòng trừ:
• Nên trồng các xuất xứ có khả năng chống bệnh này nh− bạch đàn Camaldulensis chủng Katherine, Carbine (0572), hoặc bạch đàn tereticornis chủng Laura, Kennedy Cr (0527), Marecba (0332), bạch đàn trắng Nghĩa Bình. Tr−ớc mắt ở vùng bị dịch bệnh không nên trồng bạch đàn Camaldulensis Petford.
• ở những vùng có độ cao, ít thông thoáng, có l−ợng m−a trên 2.000 mm/năm không nên trồng những loài bạch đàn dễ nhiễm bệnh này.
6. Bệnh lụi hoa điều
- Tên bệnh: Bệnh lụi hoa điều - Loài cây bị hại: Cây điều
Hiện t−ợng và tác hại: Những đài hoa bị nhiễm bệnh biến thành màu đen do các tế bào bị chết, hoa bị lụi và rụng. Loại bệnh này nguy hiểm đối với cây điều làm sản l−ợng hạt giảm rõ rệt.
Những cây điều già bị nhiễm bệnh nặng, khoảng 70-80% số hoa bị nhiễm bệnh nghiêm trọng. - Nguyên nhân:
Bệnh này do bọ xít muỗi hại chè (Helopeltis autonii Sign) và nấm Colletotrichum gloeosporioides Penz gây ra.
- Biện pháp phòng trừ:
Có thể dùng thuốc Carbaryl 0,1% phun diệt bọ xít muỗi, tiến hành 3 lần nh− sau:
• Lần 1: Phun khi cây điều bắt đầu đâm chồi, nẩy lộc.
• Lần 2: Phun khi hoa điều bắt đầu nở rộ. Chú ý phun đúng nồng độ thuốc
• Lần 3: Phun khi bắt đầu hình thành quả và kết thúc giai đoạn ra hoa.