Sâu hại rừng trồng

Một phần của tài liệu Kiến thức lâm nghiệp xã hội (Trang 101 - 106)

Sâu hại rừng trồng có thể chia làm 3 nhóm sau đây: - Nhóm sâu hại rễ (mối)

- Nhóm sâu ăn lá (sâu cuốn lá bạch đàn, vòi voi hại cây keo, bọ cánh cam hại keo và bạch đàn, sâu kèn hại phi lao, sâu róm hại thông...).

- Nhóm sâu đục thân (sâu đục thân phi lao).

1. Sâu hại bạch đàn

a) Mối hại bạch đàn non

- Tên sâu: Mối

- Mô tả: Mối sống theo đẳng cấp và xã hội bao gồm; mối chúa, mối lính, mối thợ... Chúng có màu trắng hơi đục, sống thành đàn.

- Cây bị hại: Bạch đàn non, chủ yếu d−ới 12 tháng tuổi. - Hiện t−ợng và tác hại:

• Mối ăn tạo nên những đ−ờng hầm xung quanh thân, làm mất vỏ cây

• Phá hại, cắn rễ và gốc thân ở d−ới đất làm cho cây chết.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho cây chết là do mối phá hại, vòng vỏ bị cắt, hệ thống mạch dẫn nhựa không hoạt động đ−ợc.

- Biện pháp phòng trừ:

• Vệ sinh rừng tr−ớc khi trồng: Dọn sạch cành nhánh, đặc biệt ở hố và xung quanh hố trồng vì cành nhánh là mồi nhử mối tới.

• Ph−ơng pháp có hiệu quả và rẻ nhất là bảo vệ các lứa cây con bằng cách gieo trồng trong các bầu PE, trong đó đất và phân đóng bầu đã đ−ợc xử lý chống sâu hại.

• Khi trồng, nên để bầu PE có đất đã xử lý nổi trên mặt đất khoảng 3-4 cm có thể ngăn đ−ợc mối phá hại cây con.

• Phá vỡ tổ mối, đ−ờng mối giữa tổ và nơi mối gây hại cây con

• Lựa chọn cây khoẻ đem trồng.

• Không nên trồng bạch đàn trên hiện tr−ờng rừng cũ, không bón phân N, P, K có chứa mùn c−a vì mùn c−a rất hấp dẫn mối.

• Chú ý không xén rễ tr−ớc khi trồng vì xén rễ mối dễ xâm nhập và phá hại.

b) Sâu cuốn lá hại bạch đàn

Hình 38. Sâu cuốn lá bạch đàn

- Tên sâu: Sâu cuốn lá

- Mô tả: Sâu non có mầu xanh vàng và đầu mầu da cam, có thể bò lùi lại nhanh chóng khi phát hiện kẻ thù.

- Cây bị hại: Bạch đàn d−ới 2 năm tuổi. - Hiện t−ợng và tác hại:

ở phần ngọn tán lá bạch đàn, những lá non bị cuốn lại, quấn vào nhau do tơ của sâu non tiết ra. Sâu non nằm bên trong những túm lá non và ăn mô lá. Vì vậy, cây bị hại, xơ xác.

- Biện pháp phòng trừ:

Khi cây bị sâu cuốn lá rất khó phòng trừ vì thuốc phun không tiếp xúc với sâu non do chúng nằm bên trong bó lá. Vì vậy:

• Cần phát hiện sâu hàng ngày, kết hợp với chăm sóc v−ờn −ơm ở năm thứ nhất và năm thứ hai, có thể mở những lá bị cuộn và bắt giết sâu bằng tay.

2. Sâu hại keo

Hình 39. Câu cấu hại keo

- Tên: Câu cấu hại keo

- Mô tả: Sâu tr−ởng thành có cánh cứng, kích th−ớc và mầu sắc rất khác nhau, có loài màu xanh vàng, màu đen nâu, có loài mầu nâu. Câu cấu th−ờng đậu ở mặt d−ới lá và có tính giả chết khi động vào.

- Cây bị hại: Keo lá tràm, keo tai t−ợng và một số loài cây khác.

- Hiện t−ợng và tác hại: Sâu ăn khuyết lá và trụi lá. Một số dải rừng keo lá tràm 2 năm tuổi ở miền Trung đã bị loài sâu này ăn trụi lá. Mùa khô sâu phát triển mạnh.

- Biện pháp phòng trừ:

• Kết hợp với chăm sóc năm thứ nhất và năm thứ hai, có thể bắt, giết bằng tay vì chúng có tính giả chết.

• Nếu mật độ sâu cao, trên diện tích rộng lớn bị hại, có thể dùng thuốc trừ sâu Decis 2,5 EC pha 15cc thuốc với 8 lít n−ớc rồi phun trên những cây bị sâu hại.

Chú ý phun cả 2 mặt lá.

3. Sâu hại thông

a) Ong cắn lá thông

- Mô tả: Sâu tr−ởng thành là dạng ong. Mầu sắc sâu non ở tuổi 1, hơi xanh, giống màu lá để bảo vệ không bị kẻ thù nhìn thấy, ở những tuổi sau, màu vàng. Trên cơ thể có một vệt những chấm đen, nhỏ và dễ phát hiện hơn.

- Loại cây bị hại: Thông

- Hiện t−ợng và tác hại: Sâu non có 5-6 tuổi. Từ tuổi 1 đến tuổi 2, sâu ăn mô biểu bì và thịt lá. Tuổi 3 trở đi, sâu ăn toàn bộ lá.

Dịch ong cắn lá thông th−ờng xẩy ra ở rừng thông trồng tại A L−ới (Thừa Thiên - Huế), Nam Ban (Lâm Đồng), Kon Tum.

Sâu ăn lá với quần thể rất cao trên một cây, chỉ trong vài ngày, cây thông bị trụi lá hoàn toàn, sinh tr−ởng giảm rõ rệt.

nh 6. Sâu non cắn lá thông

- Biện pháp phòng trừ:

Phòng trừ tự nhiên: Sâu non rất dễ bị rơi và chết khi gặp m−a to. Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho sâu chết trong mùa ẩm −ớt hay trời có m−a lớn th−ờng xuyên.

Một số sâu chết do vi khuẩn và vius diệt sâu. Nhện, bọ xít, chim ăn sâu cũng góp phần làm giảm số l−ợng sâu hại.

Khi sâu phát triển với số l−ợng lớn có thể sử dụng thuốc Fenitrothion nồng độ 1/200 phun lúc sâu non ở tuổi nhỏ; hoặc dùng Decis 2,5 EC nồng độ 1/500 để phun sẽ mang lại kết quả cao, ít độc với ng−ời và gia súc.

b) Sâu róm thông

- Tên: Sâu róm thông

- Mô tả: Sâu tr−ởng thành dạng ngài, trên cánh có 8 chấm đen, tạo thành hình số 3 ở mép cánh.

Sâu non dạng sâu róm, có nhiều lông trên các đốt của cơ thể. Lông sâu rất độc đối với ng−ời. Nhộng dạng nhộng vàng, nằm trong kén tơ làm ở trên cành cây, tán lá.

nh 7. Sâu róm thông Trứng - Sâu non - Nhộng

Trứng hình tròn, cứng, đẻ thành dãy trên lá.

- Loài cây bị hại: Cây thông. Bị nhiễm nặng nhất là thông mã vĩ rồi đến thông nhựa.

- Hiện t−ợng và tác hại: Nhìn xa, dải rừng thông hơi vàng, sau đó rừng bị sâu ăn trụi nhanh chóng, trông nh− một đám cháy.

Cây bị ăn trụi lá, giảm tăng tr−ởng rõ rệt, ảnh h−ởng đến sản l−ợng nhựa. Thông từ 7 đến 15 tuổi bị hại nặng nhất. Dịch sâu th−ờng xảy ra ở lứa tuổi này. - Biện pháp phòng trừ:

• Muốn phòng trừ sâu róm thông có kết quả, phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), nếu chỉ dùng một biện pháp riêng lẻ, hiệu quả sẽ rất thấp.

• Chọn loài thông phù hợp với sinh thái của vùng trồng.

• Nên trồng hỗn giao thông với một số loài cây khác nh− trẩu, sở, cây phủ đất hoặc keo lá tràm.

• Có thể dùng một số chế phẩm sinh học để diệt sâu. Từ tháng 1 đến tháng 4, lúc này trời có s−ơng đêm hay m−a phùn, có thể phun chế phẩm Bôvêrin để diệt sâu với liều l−ợng 5 kg/ha pha với 450 lít n−ớc sạch. Từ tháng 5 trở đi, trời khô, nắng nóng, có thể sử dụng chế phẩm BT diệt sâu với liều l−ợng 5 lít/ha pha với 450 lít n−ớc sạch.

• Kết hợp với biện pháp bẫy đèn bắt b−ớm khi b−ớm ra rộ và kết hợp ngắt các ổ trứng để làm giảm quần thể sâu róm thông.

bì d−ới tán rừng thông để những sinh vật có ích này trú ngụ và sinh sống. Khi sâu róm thông xuất hiện sẽ bị các sinh vật có ích sống d−ới tán rừng tiêu diệt.

• Chỉ dùng thuốc trừ sâu khi mọi biện pháp khác không có kết quả. Có thể dùng thuốc Sherpa 25 ND, nồng độ 1/500, ít độc đối với ng−ời và gia súc, để phun tiêu diệt sâu.

Một phần của tài liệu Kiến thức lâm nghiệp xã hội (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)