Chế biến hạt giống

Một phần của tài liệu Kiến thức lâm nghiệp xã hội (Trang 36 - 48)

III. Mô hình thâm canh rừng trồng

4. Chế biến hạt giống

Nguyên tắc chung:

• Tách hạt ra khỏi quả một cách nguyên vẹn.

• Làm thật sạch hạt giống.

• Duy trì hàm l−ợng n−ớc thích hợp cho hạt giống kéo dài tuổi thọ trong quá trình bảo quản. Khi vận chuyển quả đến nơi chế biến, chọn lựa quả chín để có biện pháp xử lý kịp thời.

a. quả

Khi thu hái với số l−ợng lớn, không thể chỉ thu đ−ợc toàn quả chín mà còn bao gồm phần lớn số quả già nh−ng ch−a chín hoàn toàn. Vì vậy phải chọn lựa quả chín để chế biến tr−ớc, còn những quả ch−a chín phải ủ một thời gian cho quả chín đều.

Quả đ−ợc ủ thành từng đống (cao khoảng 30-40 cm) trên nền nhà thông thoáng có mái che, tránh nhiệt độ cao. Hàng ngày, trộn đều và chọn dần quả chín để chế biến. Nhiệt độ trong phòng đ−ợc duy trì trong khoảng 25-350C, thấp hơn hoặc v−ợt quá giới hạn đó đều bất lợi cho quá trình chín của hạt.

b. Tách hạt khỏi quả

Tuỳ theo từng loại quả mà áp dụng các ph−ơng pháp khác nhau để tách hạt ra khỏi quả. + Đối với loại quả khô nh− quả thông, bạch đàn, quả cây họ đậu...

- Phơi nắng

Phơi nắng là ph−ơng pháp phổ biến nhất để tách hạt khỏi quả. Trải quả thành lớp mỏng trên sân (tốt nhất là trên vải, cót, nong, nia...) tuỳ theo kích th−ớc từng loại hạt. D−ới tác dụng nhiệt của mặt trời và gió, quả mất dần n−ớc, vỏ quả khô, nẻ cho hạt rơi ra.

Để đảm bảo chất l−ợng hạt giống và phơi, tách hạt nhanh chóng, hiệu quả cao, cần chú ý một số điểm sau:

• Hàng ngày đảo trộn nhiều lần cho các lớp quả khô đều và không khí dễ l−u thông.

• Đối với loại hạt có dầu, tránh phơi d−ới nắng gắt và tránh trải quả trực tiếp trên sàn xi măng hấp thụ nhiệt quá cao.

• Khi l−ợng n−ớc trong quả còn cao, nên hong quả d−ới dàn che hoặc nắng nhẹ.

• Hạt đã tách khỏi quả nên thu ngay để tránh ảnh h−ởng của nhiệt độ cao. Những hạt tách ra trong một, hai nắng đầu hầu hết là hạt tốt còn hạt tách ra trong những nắng sau, phẩm chất kém hơn, th−ờng có nhiều hạt lép.

• Cần bố trí đủ nhân lực và dụng cụ để khi cần thiết có thể che đậy hoặc đ−a hạt vào kho kịp thời, tránh m−a gió bất th−ờng. Đối với quả thông, khi bị −ớt, quả nón đang phơi sẽ cụp lại, đem phơi lại sẽ khó tách hạt ra và phẩm chất hạt giống bị giảm sút

- Dùng lò sấy

Dùng lò sấy có thể điều chỉnh đ−ợc nhiệt độ, rút ngắn đ−ợc thời gian đảm bảo an toàn cho chế biến, không phụ thuộc vào thiên nhiên, nh−ng tốn kém và khó sử dụng, nếu chế biến với số l−ợng lớn sẽ khó áp dụng.

Nguyên tắc chung của lò sấy là dẫn luồng không khí đã đ−ợc sấy khô đến một nhiệt độ thích hợp, cho tiếp xúc với quả trong một thời gian cần thiết. Khi quả khô, nẻ, hạt tách ra thì đ−a ra ngoài để tránh tiếp xúc quá lâu với luồng không khí khô nóng. Điều quan trọng là phải khống chế đ−ợc nhiệt độ và làm cho không khí khô nóng đạt một giới hạn cần thiết theo yêu cầu của từng loại quả

- Tách lấy hạt bằng tay

Có một số loại quả, hạt không chịu đ−ợc nhiệt độ cao hoặc phơi nắng không tách thì sau khi hong hạt d−ới bóng râm, dùng dao hoặc tay tách quả lấy hạt. Ph−ơng pháp này th−ờng sử dụng đối với bồ đề hoặc có thể áp dụng để tách lấy hạt xà cừ, giáng h−ơng...

Bằng các biện pháp tác động trên, sau khi quả tách, một số hạt rơi ra, còn một số khác vẫn nằm trong vỏ quả. Vì vậy, phải vò, chà xát hoặc đập nhẹ vào vỏ quả cho hạt rơi ra hết.

+ Đối với quả thịt (quả mọng và quả hạch):

Cần chế biến nhanh sau khi quả chín để chống lên men, thối rữa làm hỏng hạt.

Dùng n−ớc sạch ngâm cho lớp thịt quả mềm rữa ra, chà xát, rửa sạch, đãi lấy hạt. Sau đó, hong hạt nơi râm mát, thoáng gió, đảo hạt th−ờng xuyên rồi đem đi bảo quản hoặc gieo −ơm. Tuỳ theo độ dai, cứng của vỏ quả và thịt quả mà thời gian ngâm khác nhau.

Đối với loại quả kép (nh− quả mỡ), cần tách riêng quả đơn rồi mới ngâm, chà sát sạch lớp thịt khỏi hạt.

c. Làm sạch hạt

Sau khi lấy hạt ra khỏi vỏ quả, phải tách hạt ra khỏi tạp chất và thành phần khác lẫn vào. Tạp chất bao gồm: hạt lép, cánh hạt, mày hạt, cuống hạt, mảnh lá, mảnh vỏ quả, mảnh hạt vỡ, hạt của các loài cây khác, sỏi, cát, trứng và xác sâu bọ... Mục đích làm sạch hạt để nâng cao độ tinh khiết (độ sạch) của hạt, loại trừ mầm mống sâu, bệnh, nấm mốc th−ờng ký sinh trên tạp vật. Ngoài ra, đối với một số loại hạt nh− bạch đàn còn làm giảm khối l−ợng đáng kể, thuận tiện cho khâu vận chuyển và bảo quản.

Tuỳ theo đặc tính của từng loại hạt và các loại tạp chất mà áp dụng một số ph−ơng pháp sau đây:

• Vò xát cho cánh hạt và các tạp vật vỡ ra, có thể cho hạt vào túi vải hoặc bao gai rồi chà sát hoặc đập nhẹ.

• Dùng rổ, giần, sàng để lọc.

• Sẩy hạt bằng tay, dùng quạt hoặc gió tự nhiên.

• Ngâm hạt trong chất lỏng (th−ờng là n−ớc sạch), hạt tốt th−ờng chìm xuống d−ới, hạt lép và tạp vật nhẹ th−ờng nồi lên trên. Sau khi vớt hạt ra phải hong khô ngay. Ph−ơng pháp này th−ờng áp dụng cho các loại quả thịt.

d. Làm khô hạt

Hàm l−ợng n−ớc của hạt (độ ẩm của hạt) là tỷ số phần trăm giữa trọng l−ợng n−ớc chứa trong hạt và trọng l−ợng của hạt (khi ch−a sấy).

Mỗi loại hạt giống cần một hàm l−ợng n−ớc thích hợp để duy trì sức sống trong một thời gian dài nhất d−ới dạng tiềm sinh (trong điều kiện nhiệt độ bảo quản thích hợp).

Đối với đa số các loại hạt cần độ ẩm khoảng 4-8%. Đối với các loại hạt −a ẩm cần độ ẩm cao hơn, 30-50%.

Sau khi làm sạch, nếu hạt quá ẩm, phải làm khô, thông th−ờng hạt đ−ợc phơi nắng với nhiệt độ khoảng 35-400C hoặc hong hạt nơi thoáng gió, hoặc dùng chất hút ẩm sẽ làm cho hàm l−ợng n−ớc giảm.

5. Bảo quản hạt giống

a. Các nhân tố ảnh hởng đến sức sống của hạt giống trong quá trình bảo quản

Bảo quản hạt giống là việc duy trì sức sống của hạt từ khi thu hoạch đến lúc gieo −ơm.

Hạt giống là một loại cơ thể sống. Giữa hạt và môi tr−ờng bên ngoài luôn có hiện t−ợng trao đổi chất thể hiện qua các hoạt động sinh lý. Hoạt động sinh lý của hạt phụ thuộc vào bản chất cấu tạo của tùng loại hạt và chịu ảnh h−ởng của môi tr−ờng bảo quản. Sự sống của phôi trong hạt biểu hiện rõ nhất vào quá trình hô hấp, tiêu hao chất dự trữ bên trong. Vì vậy, sau một thời gian bảo quản, trọng l−ợng khô của hạt giảm dần, sức sống của hạt cũng giảm dần. Các loại hạt khác nhau có thành phần các chất dự trữ khác nhau, nên thời gian duy trì khả năng sống cũng không giống nhau. Muốn duy trì sức sống hạt giống đ−ợc lâu dài thì điều cơ bản là phải khống chế đ−ợc các yếu tố ngoại cảnh ảnh h−ởng đến quá trình hô hấp, sao cho hạt tiêu hao chất dự trữ ít nhất trong thời gian dài nhất, nghĩa là tạo ra một môi tr−ờng buộc hạt phải kéo dài thời gian ngủ c−ỡng bức với c−ờng độ hô hấp giảm tới mức tối thiểu. Nhiệt độ, ẩm độ, và điều kiện thoáng khí là những yếu tố có ảnh h−ởng nhiều nhất đến sức sống của hạt giống trong quá trình bảo quản.

+ Nhiệt độ tăng thì c−ờng độ hô hấp của hạt cũng tăng. Nhiệt độ làm tăng hoạt động của các men, đẩy mạnh quá trình chuyển hoá các chất dự trữ trong phôi. Do đó, nhiệt độ càng cao, hạt hô hấp càng mạnh, đến một giới hạn nhất định, tế bào bị phân giải và hạt chết. Ng−ợc lại, nếu nhiệt độ quá thấp, các mô và tế bào trong hạt bị đông cứng, hạt cũng không hô hấp đ−ợc nữa. Vi vậy, phải tìm ra giới hạn nhiệt độ có lợi nhất đối với sức sống của hạt, trong phạm vi đó hạt vẫn hô hấp với c−ờng độ tối thiểu để duy trì sự sống lâu dài. Đối với đa số các loại hạt giống nh− thông, bạch đàn, xà cừ, lát hoa, các loài keo... nhiệt độ thích hợp để bảo quản lâù dài là 0-50C.

+ Độ ẩm của môi tr−ờng bảo quản ảnh h−ởng đến hàm l−ợng n−ớc của hạt. Hạt giống có khả năng hấp thụ n−ớc, khả năng này phụ thuộc vào bề mặt và cấu tạo bên trong của hạt và ẩm độ của môi tr−ờng xung quanh. Nh− vậy, ẩm độ của môi tr−ờng bảo quản tăng hay giảm sẽ có một áp lực hơi n−ớc cao hay thấp khiến cho n−ớc có thể xâm nhập vào hạt hay từ hạt thoát ra ngoài làm cho hàm l−ợng n−ớc của hạt tăng hay giảm. N−ớc làm cho các tế bào, các loại men hoạt động mạnh, tăng c−ờng các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành các chất đơn giản, vì vậy, làm giảm sức sống của hạt.

Do đó, sau khi chế biến, điều chỉnh hàm l−ợng n−ớc của hạt tới một giới hạn thích hợp, trong quá trình bảo quản cần không cho hạt tiếp xúc với không khí. Đựng hạt trong chum, vại, bình gắn kín, tránh mở nắp khi ch−a cần thiết.

+ Điều kiện thoáng khí

Nếu nhiệt độ, độ ẩm của môi tr−ờng bảo quản cao, đặt hạt trong tình trạng yếm khí sẽ nhanh chóng làm giảm sức nảy mầm. Ng−ợc lại, khi nhiệt độ, ẩm độ của môi tr−ờng bảo quản hạ thấp đến một giới hạn nhất định, đặt hạt trong tình trạng yếm khí sẽ có lợi cho sức sống của hạt.

Nếu bảo quản khô, sau khi điều chỉnh hàm l−ợng n−ớc thích hợp, hạt đ−ợc đựng trong chum, vại gắn kín (phía trên hạt phủ một lớp tro bếp hoặc vôi bột hút ẩm...) để trong kho có nhiệt độ 0-50C.

Nếu bảo quản ẩm, khống chế nhiệt độ và ẩm độ của môi tr−ờng xung quanh khó thực hiện thì nên giữ hạt ở môi tr−ờng ẩm, mát, thông thoáng.

b. Một số phơng pháp bảo quản

Có hai ph−ơng pháp bảo quản chính: bảo quản khô và bảo quản ẩm.

• Bảo quản khô

Hạt giống đ−ợc phơi khô, tinh sạch cho vào túi P.E, đựng trong chum, vại, bình, lọ, bên trên rải một lớp tro bếp, vôi bột... hút ẩm, gắn kín, đặt trong kho.

- Kho thông th−ờng (bảo quản khô, mát) đ−ợc xây dựng ở nơi cao ráo, mát, thông thoáng. Các dụng cụ chứa hạt đ−ợc xếp trên giá hoặc bệ cao theo từng dãy. Trong kho có nhiều quạt, có cửa số để thông gió.

Bảo quản trong kho thông th−ờng, áp dụng cho các loại hạt có tuổi thọ cao, thời gian bảo quản ngắn, hạt đ−ợc mang đi sử dụng trong thời gian vài tháng đến d−ới một năm, tính từ khi thu hoạch.

Hình 9. Túi, chum, vại... dùng để bảo quản

- Kho lạnh (bảo quản khô, lạnh)

Nhiệt độ trong kho đ−ợc duy trì đều đặn th−ờng từ 0-50C. Các dụng cụ chứa hạt đ−ợc xếp trên giá, thành từng dãy. Hạn chế mở cửa kho để tránh thay đổi nhiệt độ.

Bảo quản khô đ−ợc áp dụng cho đa số các loại hạt nh− bạch đàn, thông, xà cừ, lát hoa, phi lao, keo, muồng, tếch...

• Bảo quản ẩm

Bảo quản ẩm đ−ợc áp dụng cho các loại hạt tuổi thọ ngắn, đòi hỏi phải có một độ ấm nhất định mới duy trì đ−ợc sức nảy mầm (mỡ, bồ đề, quế, long não...).

- Bảo quản trong kho thông th−ờng (bảo quản ẩm, mát).

Kho đ−ợc xây dựng ở nơi mát, thoáng, có nhiệt độ càng thấp càng tốt. Hạt đ−ợc trộn đều với cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt/2-3 cát ấm (theo thể tích), đánh thành từng luống cao 15-20 cm, bên trên phủ một lớp cát ấm, xáo trộn theo định kỳ. Th−ờng xuyên kiểm tra độ ẩm cát, nếu thấy khô, sàng riêng hạt, làm cát ẩm, trộn đều rồi đánh thành luống, bảo quản tiếp.

- Bảo quản trong kho lạnh (bảo quản ẩm lạnh).

Hạt giống có độ ẩm nhất định đ−ợc đựng trong các thùng sắt, thùng gỗ, đặt trong kho lạnh. Chú ý tạo điều kiện thông thoáng cho hạt nh−ng tránh làm hàm l−ợng n−ớc trong hạt giảm sút do hạt quá khô.

6. Kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống

a. Lấy mẫu hạt

Mẫu hạt phải đại diện cho toàn bộ lô hạt kiểm tra, phải đồng nhất về mọi yếu tố và đ−ợc bảo quản chu đáo khi đ−a kiểm nghiệm.

Dùng dụng cụ chuyên dùng để lấy mẫu hạt ở các vị trí trên, giữa, d−ới của đống hạt (bao, chum, vại...). Quan sát, so sánh màu sắc, kích th−ớc của hạt, nếu đồng nhất thì trộn đều thành một mẫu, nếu khác biệt thì phải phân chia thành các mẫu khác nhau với các kí hiệu riêng. Trọng l−ợng mẫu gốc từ 5g đến 2.000g (tuỳ theo loại hạt to, nhỏ khác nhau) sao cho số l−ợng hạt tối thiểu là 500 hạt (đối với loại hạt to) và 2.500 hạt (đối với hạt nhỏ).

• Mẫu kiểm nghiệm là mẫu hạt dùng để kiểm nghiệm từng chỉ tiêu phẩm chất hạt.

Mẫu kiểm nghiệm đ−ợc lấy ra từ mẫu gốc, có thể dùng một trong các ph−ơng pháp sau đây để lấy mẫu kiểm nghiệm:

- Ph−ơng pháp chọn điểm: trải đều hạt trên tấm kính theo hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật. Dùng thìa nhỏ xúc hạt từ các điểm phân bố đều trên toàn bộ diện tích, sao cho đủ số l−ợng cần thiết.

- Ph−ơng pháp đối góc: Trải đều hạt trên mặt phẳng thành hình vuông. Dùng th−ớc phân thành 4 phần bằng nhau theo đ−ờng chéo. Lấy toàn bộ hạt ở hai phần đối nhau, trộn đều, có thể làm lặp lại nh− trên hai, ba lần.

- Dùng máy chia mẫu hạt: đổ hạt vào trong phễu, hạt đ−ợc phân thành hai phần đều nhau. Có thể lặp lại vài lần để có mẫu cần thiết.

b. Kiểm nghiệm độ tinh sạch của hạt (độ thuần)

Độ thuần là tỷ lệ phần trăm giữa trọng l−ợng hạt thuần khiết so với trọng l−ợng mẫu kiểm nghiệm.

Trọng l−ợng hạt thuần khiết (g) Độ thuần (%) = --- x 100

Trọng l−ợng mẫu kiểm nghiệm (g) Các b−ớc tiến hành:

- Cân trọng l−ợng mẫu kiểm nghiệm chính xác tới phần trăm gam.

- Trải hạt lên kính, dùng panh phân chia mẫu kiểm nghiệm ra các phần sau: + Hạt tốt: Hạt phát dục bình th−ờng, hoàn chỉnh, không bị tổn th−ơng. + Hạt bỏ đi: Hạt vỡ nát, bị sâu bệnh, quá nhỏ hoặc lép.

+ Tạp vật.

Các phần trên đ−ợc cân riêng từng loại rồi tính độ thuần theo công thức trên.

Độ thuần là chỉ tiêu đ−ợc xác định tr−ớc tiên, các chỉ tiêu: trọng l−ợng 1.000 hạt, tỷ lệ nảy mầm... đều sử dụng những hạt thuần khiết.

c. Trọng lợng 1.000 hạt

Lấy 1.000 hạt thuần, đem cân, tính bằng g. Nếu cần độ chính xác cao có thể cân 4 mẫu rồi lấy số bình quân. Tr−ờng hợp hạt to, có thể cân trọng l−ợng 500 hạt.

Căn cứ vào trọng l−ợng l.000 hạt, quy ra số l−ợng hạt trong 1 kg hạt giống, theo công thức sau:

1000 x 1000 Số l−ợng hạt trong 1 kg = ---

Trọng l−ợng 1.000 hạt (g) Nếu mẫu cân không phải 1.000 hạt thì công thức tính là:

Số l−ợng hạt của mẫu x l.000 Số l−ợng hạt trong 1 kg = ---

Trọng l−ợng của mẫu (g)

d. Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm

Tỷ lệ nảy mầm là tỷ lệ phần trăm giữa số hạt nảy mầm so với số hạt kiểm nghiệm.

• Lấy mẫu kiểm nghiệm

Lấy 400 hạt thuần chia thành 4 tổ, mỗi tổ 100 hạt. Sau khi xử lý, hạt của từng tổ đ−ợc gieo riêng trên các loại giá thể có độ ấm thích hợp nh− bông, cát, giấy thấm..., đặt trong điều kiện thuận lợi nhất cho hạt nảy mầm.

Một phần của tài liệu Kiến thức lâm nghiệp xã hội (Trang 36 - 48)