Hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh

Một phần của tài liệu Kiến thức lâm nghiệp xã hội (Trang 84 - 87)

III. Chiết Cành

5. Hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh

Các biện pháp thâm canh rừng trồng phải đ−ợc áp dụng một cách tổng hợp và liên hoàn phù hợp với từng công đoạn sản xuất và giai đoạn phát triển của rừng. Theo vai trò và ý nghĩa thực tế có thể phân thành 2 loại là loại biện pháp mũi nhọn và biện pháp liên hoàn.

Loại biện pháp mũi nhọn:

Biện pháp mũi nhọn là những biện pháp có tính trọng yếu nhất, thúc đẩy cây trồng sinh tr−ởng nhanh và mạnh nhất th−ờng đ−ợc áp dụng là biện pháp sử dụng giống mới, bón phân và cơ giới hoá làm đất. Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu đó vào lâm nghiệp đã trở thành hiện thực để phục vụ thâm canh rừng trồng.

a. Về giống gồm cả việc sử dụng kỹ thuật chọn giống và cải thiện giống, nhân giống, tạo giống. Sử dụng nguồn giống từ những loài và xuất xứ tốt, từ những cây trội đã đ−ợc chọn lọc có chất l−ợng phù hợp đất đai, khí hậu, chống chịu đ−ợc sâu bệnh, mọc nhanh cho năng suất cao v.v... Thực chất ở đây là tác động vào đối t−ợng thứ nhất tức là cây trồng cũng là đối t−ợng chính có tác dụng quyết định trực tiếp nhất.

b. Về bón phân gồm việc lựa chọn loại phân và cách bón nào cho có hiệu quả, bón với liều l−ợng là bao nhiêu và vào lúc nào cho phù hợp yêu cầu sinh lý của cây, cung cấp đủ dinh d−ỡng cho cây sinh tr−ởng, bón ít mà thu lợi nhiều không gây lãng phí hoặc làm suy thoái môi tr−ờng. Các biện pháp bón phân khoáng NPK tổng hợp để tăng chất dinh d−ỡng cho đất, phân vi l−ợng, phân vi sinh có tác dụng bổ sung và kích thích sinh tr−ởng. Phân hữu cơ nhất là phân chuồng, phân xanh cải thiện tính chất vật lý của đất hay bón vôi để cải tạo đất chua đều đ−ợc coi trọng.

c. Về làm đất kể cả việc chọn đất phù hợp và làm đất trồng hợp lý, cải thiện đ−ợc môi tr−ờng làm cho đất tơi xốp tạo thuận lợi cho bộ rễ phát triển, hút n−ớc và chất dinh d−ỡng cung cấp cho cây. Các biện pháp làm đất toàn diện, cày sâu, bừa hoặc phay đất kỹ, làm ruộng bậc thang, đào rãnh giữ n−ớc v.v... th−ờng đ−ợc áp dụng. Đặc biệt việc sử dụng các ph−ơng tiện máy móc để cơ giới hoá làm đất vùa tăng đ−ợc năng suất, vừa tăng đ−ợc chất l−ợng làm đất nhất là trồng rừng thâm canh với quy mô lớn.

Hai loại biện pháp bón phân và làm đất thực chất là tác động vào đối t−ợng hoàn cảnh nhằm tạo thêm khả năng cung cấp n−ớc và chất dinh d−ỡng là 2 nhu cầu không thể thiếu đ−ợc đối với cây.

Các biện pháp mũi nhọn có tác động trực tiếp nhằm giải quyết những yêu cầu cốt lõi nhất để có năng suất cao cho nên trong trồng rừng thâm canh th−ờng đ−ợc quan tâm và chú ý giải quyết tr−ớc tiên. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thôi sẽ dẫn tới những lầm t−ởng nguv hiểm. Bởi vì, dù có giống tốt rồi và có bón đủ phân vâ đất đai đ−ợc cơ giới hoá tốt nh−ng chọn loài cây trồng sai mục đích, chọn đất trồng không đúng, chọn mật độ trồng quá dày và không tỉa th−a v.v... thì năng suất không thể cao đ−ợc. Cho nên phải chú ý tới việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác.

Loại biện pháp liên hoàn:

Bao gồm hàng loạt biện pháp cụ thể và rất phức tạp, phải tuỳ theo tình hình và yêu cầu thực tế để chọn lựa áp dụng. Có 5 loại biện pháp liên hoàn, ý nghĩa và kinh nghiệm thực tế đối với từng loại cần đ−ợc chú ý để vận dụng tốt nh− sau:

a. Về chọn loại cây trồng phải gắn liền với chọn vùng, chọn đất trồng và chọn cơ cấu cây trồng phù hợp.

- Cây trồng phải bố trí trồng ở vùng trung tâm phân bố của nó trên loại đất thích hợp nhất. Không bố trí trồng cây ở vùng biên hoặc vùng phân bố chuyển tiếp. ở nơi ch−a có loài cây đó phân bố thì chọn nơi có điều kiện sinh thái đồng dạng, nghĩa là chọn nơi có những điều kiện khí hậu, đất đai t−ơng tự với vùng trung tâm phân bố để trồng.

Ngoài ra, còn phải chú ý tới cách bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. Sắp xếp các loài cây trồng kết hợp với nhau theo không gian trên mặt bằng cũng nh− theo thời gian một cách thích hợp để cây này không ảnh h−ởng xấu tới cây kia.

- Chọn cơ cấu cây trồng thực chất cũng là chọn ph−ơng thức trồng. Bạch đàn là cây mọc nhanh nh−ng có tán lá th−a, chứa nhiều tinh dầu, khó phân giải cho nên khả năng bồi hoàn chất dinh d−ỡng cho đất rất kém. Vì vậy, nếu trồng thuần loài là rất bất lợi mà cần trồng hỗn giao với cây lá rộng khác nh− với các loài keo.

b. V tạo giống bao gồm việc chọn cây mẹ, chọn hạt giống, chọn cách tạo và sản xuất cây con cũng nh− tiêu chuẩn cây con.

• Cây mẹ tốt sẽ ra hoa, kết quả, cho hạt giống tốt hoặc cho những vật liệu nh− cành, chồi tốt để nhân ra giống tốt. Hạt giống, mắt ghép, cành chiết hoặc hom cành sẽ giữ đ−ợc tính trạng tốt của cây mẹ nên cho năng suất, sản l−ợng và chất l−ợng sản phẩm tốt.

• Tạo và nuôi cây con trong bầu dinh d−ỡng cũng nâng cao đ−ợc chất l−ợng rừng trồng. Chất dinh d−ỡng trong ruột bầu, kích th−ớc bầu tuỳ thuộc loài cây mà lựa chọn cho phù hợp. Nhìn chung, ruột bầu cần có đủ chất dinh d−ỡng chủ yếu và một số nguyên tố vi l−ợng cần thiết. Ngoài ra, cũng còn phải có các chất phụ gia nh− đất, mùn để giữ ấm và chất dinh d−ỡng cung cấp dần cho cây. Cỡ bầu to, nhỏ tuỳ loài cây, thời gian nuôi cây và điều kiện nơi trồng. Cây lá rộng, gỗ quý cần nuôi lâu phải có cỡ bầu to hơn, bạch đàn, keo mọc nhanh chỉ nuôi 2-3 tháng đem trồng cần cỡ bầu nhỏ. Nơi trồng có khí hậu đất đai khắc nghiệt cần cỡ bầu to để sau khi trồng cây con vẫn có đủ chất dinh d−ỡng để phát triển trong môi tr−ờng khó khăn.

• Tiêu chuẩn cây con đem trồng phải đ−ợc coi trọng, ngoài sinh lực, đặc biệt phải chú ý độ đồng đều, chiều cao, đ−ờng kính cây. Phải phân loại kỹ để loại bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn. Tuổi cây đem trồng là một tiêu chuẩn quan trọng, trồng cây non quá tỷ lệ chết cao hoặc không đủ sức chống chọi để v−ơn lên sau khi trồng. Cây già quá phải tốn nhiều công chăm sóc trong v−ờn và vận chuyển đi trồng mà tỷ lệ sống cũng không cao. Tuổi cây liên quan với thời vụ trồng nên phải cân nhắc kỹ để sản xuất cây con cho phù hợp.

ở Vĩnh Phú, trồng bạch đàn làm nguyên liệu giấy, tiêu chuẩn cây con phải có chiều cao 30 - 40 cm, đ−ờng kính có rễ 3 mm, lá có màu xanh đậm, không sâu bệnh, rễ dài bằng 1/3 thân, thời vụ trồng chính là vụ hè (tháng 5-6) và vụ thu (tháng 8-9) nếu gieo vụ đông cần có 90 ngày còn gieo vụ hè chỉ cần 75 - 80 ngày là đủ tiêu chuẩn đem trồng.

c. Về kỹ thuật trồng phải chọn thời vụ, mật độ trồng, cách xử lý thực bì, làm đất, biện pháp chống xói mòn đúng đắn.

• Cần trồng vào tr−ớc mùa sinh tr−ởng để sau khi trồng, cây có điều kiện và thời gian sinh tr−ởng luôn. ở miền Bắc tr−ớc đây th−ờng trồng vào vụ thu (tháng 8-9) nh−ng gần đây đã chuyển sang trồng vào vụ xuân hè (tháng 3-4) thích hợp hơn vì lúc này có m−a phùn và bắt đầu b−ớc vào mùa m−a, cây còn có thời gian sinh tr−ởng dài hơn là vụ thu, trồng xong lại gặp mùa đông khô rét cây phải ngừng sinh tr−ởng.

• Mật độ cây trồng trên một đơn vị diện tích tăng đến một giới hạn nhất định sẽ tăng đáng kể sản l−ợng gỗ. Tuy nhiên, nếu v−ợt quá giới hạn đó thì vốn đầu t−, số l−ợng cây con, công đào hố, công trồng... cũng tăng lên nh−ng sản l−ợng rừng sẽ giảm xuống, đ−ờng kính cây khi khai thác cũng giảm đáng kể nên giá bán cũng thấp. Đối với rừng trồng thâm canh nếu trồng cây mọc nhanh, cây đặc sản có chu kỳ kinh doanh ngắn (5-7 năm) mật độ trồng bằng mật độ khi khai thác không cần qua tỉa th−a vì sản phẩm tỉa th−a trung gian không cho hiệu quả kinh tế cao nh− thông nhựa ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế hiện nay. ở đất trống đồi núi trọc, nghèo kiệt, sự cạnh tranh giữa các cây trồng rất khốc liệt, trồng dày mà không tỉa th−a, cây cũng bị còi cọc, yếu ớt dễ bị sâu bệnh phá hoại. Ng−ợc lại, khi trồng cây gỗ lớn, chu kỳ dài, nếu trồng quá th−a, cành nhánh phát triển mạnh, chiều cao thân d−ới cành ngắn, không tận dụng đ−ợc sản phẩm tỉa th−a cũng không nâng cao đ−ợc sản phẩm chính cả số l−ợng và chất l−ợng.

• Theo Thomson, 1994, các loài keo và bạch đàn nên trồng với mật độ 1.111cây/ha (cự ly 3 x 3m) không ảnh h−ờng xấu tới sản l−ợng và chất l−ợng gỗ và cần thiết nếu sử dụng nguồn giống có chất l−ợng tốt, có độ đồng đều cao hoặc các dòng vô tính −u việt. Đối với phi lao trồng trên đất cát có thể trồng dày hơn với mật độ 2.500 cây/ha (cự ly 2 x 2 m).

• Xử lý thực bì là một công việc khá phức tạp nh−ng rất quan trọng bởi vì thực bì không chỉ cạnh tranh ánh sáng, chất dinh d−ỡng mà còn cạnh tranh n−ớc trong đất với cây trồng. Tuy nhiên, thực bì cũng có tác dụng che chắn, bảo vệ đất chống xói mòn và có tác dụng phụ trợ khác nếu đ−ợc xử lý đúng. Để loại bỏ tác dụng xấu, tr−ớc lúc trồng phải phát dọn, thu xếp cành lá theo băng để giữ đất, giữ ấm và bồi hoàn chất hữu cơ cho đất. Hạn chế đốt thực bì để tránh làm khô đất và huỷ hoại vi sinh vật trong đất.

• Chuẩn bị đất tốt nhằm cải thiện các đặc tính lý, hoá và sinh học của đất làm tăng độ xốp, độ thoáng khí, khả năng thấm và giữ n−ớc, khả năng phân giải chất hữu cơ, hình thành mùn, độ dày tầng đất v.v... Tuy nhiên, đất trồng rừng th−ờng dốc và xấu nên ngoài việc cày sâu, làm đất kỹ phải chú ý biện pháp chống xói mòn và cải tạo đất. ở nơi đất dốc d−ới 150 có thể cày xới đất toàn diện nh−ng cần trồng xen cây che phủ đất đặc biệt là cây họ đậu hoặc thực hiện nông lâm kết hợp trồng xen lạc đỗ trong 2-3 năm đầu để tận dụng đất đai và tăng nguồn chất hữu cơ trả lại cho đất. ở nơi dốc trên 150 cần làm bậc thang hoặc cày ngầm sâu 50-70 cm vì ở ta nhiều nơi có l−ợng m−a lớn (1.500- 2.000mm/năm) và tập trung gây xói mòn rửa trôi mạnh. Làm đất bằng cách đó sẽ cản đ−ợc dòng chảy, làm tăng khả năng thấm, giữ n−ớc cho đất, hạn chế đ−ợc xói mòn mặt và xói mòn rãnh. Tuy nhiên, các biện pháp đó th−ờng tốn kém hơn nên có thể chỉ cầy hoặc cuốc sâu 30 - 40 cm theo băng cũng tạo đ−ợc thuận lợi cho cây phát triển. Đáng chú ý là dù làm đất

bằng cách nào thì việc thiết lập các băng xanh, hàng rào xanh theo đ−ờng vành nón cũng có tác dụng bảo vệ cải tạo đất tốt.

d. Về chăm sóc, nuôi dỡng rừng từ sau khi trồng đến lúc thành thục gồm các khâu phát luỗng thực bì, làm cỏ, vun gốc trong 3-5 năm đầu, tỉa th−a sau khi rừng khép tán, chặt nuôi d−ỡng ở giai đoạn rừng non hay tỉa cành, tạo tán tuỳ theo yêu cầu kinh doanh là nhữngbiện pháp cực kỳ quan trọng, góp phần nâng cao sản l−ợng và chất l−ợng sản phẩm nh−ng th−ờng rất ít đ−ợc chú ý.

Nhiều nơi sau khi trồng cứ để mặc cho rừng phát triển một cách tự nhiên, cỏ dại và cây bụi lấn át, đất đai chai cứng, cây này chèn ép cây kia, tỷ lệ sống thấp, có nơi không thành rừng hoặc độ đồng đều của rừng rất kém.

Tỉa th−a khi rừng khép tán nhằm mở rộng không gian dinh d−ỡng, đặc biệt là để đáp ứng nhu cầu ánh sáng cho cây rừng. Đối với cây có chu kỳ dài 30 - 40 năm trở lên nhiều khi phải tỉa th−a 2-3 lần. Đối với cây trồng th−a với mật độ bằng mật độ cuối cùng khi khai thác thì không cần tỉa th−a nh−ng việc bón phân, tỉa cành cũng cần đ−ợc chú ý. Hết sức tránh tình trạng trồng dày mà không tỉa th−a hoặc tỉa chọn lấy cành tốt để lại cây xấu. Đối với cây trồng lấy giống hoặc hoa quả, tạo tán là biện pháp quan trọng để nâng cao sản l−ợng hoa quả.

e. Vềbảo vệ rừng, quan trọng nhất là phòng chống sâu bệnh hại và lửa rừng là những rủi ro th−ờng khó tránh khỏi. Việc dự tính dự báo những tác nhân nguy hại đó để có biện pháp phòng chống là rất cần thiết. Nh−ng còn quan trọng hơn nữa là phải chủ động từ đầu có thiết kế xây dựng các công trình ngăn ngừa nh− thiết lập các băng cây xanh, các hàng rào cây xanh, trồng rừng hỗn giao, thậm chí phải đào hào, đào kênh để bảo vệ.

Biện pháp liên hoàn rất phong phú, đa dạng nh−ng không phải áp dụng đồng loạt mà phải lựa chọn tuỳ theo yêu cầu, mục đích và phải tính toán, cân nhắc hiệu quả kinh tế của từng biện pháp tr−ớc khi sử dụng để tránh lãng phí.

Một phần của tài liệu Kiến thức lâm nghiệp xã hội (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)