III. Chiết Cành
4. Nội dung và biện pháp thâm canh rừng trồng
Khái niệm về trồng rừng
Đối t−ợng chính của trồng rừng là cây rừng và sản phẩm của rừng trồng chủ yếu là gỗ. Ngoài ra, cũng còn một số cây cho nhiều loại lâm sản khác nh− nhựa, vỏ, ta nanh, tinh dầu, hoa, quả, hạt v.v... Trồng rừng là một quá trình sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm đó. Quá trình sản
cho đến lúc kết thúc khai thác và thu hoạch sản phẩm. Quá trình sản xuất đó có thể chia thành 5 công đoạn chính từ chọn cây, chọn đất và chọn vùng trồng, đến chọn giống, tạo giống và cây con, rồi chuẩn bị đất gieo trồng và chăm sóc rừng non, đến tỉa th−a nuôi d−ỡng, bảo vệ rừng trồng và cuối cùng là khai thác sử dụng và tái sinh luân kỳ sau.
Vì vậy, muốn thâm canh rừng trồng thì tr−ớc hết phải đầu t− thâm canh qua các công đoạn trong hệ thống dây chuyền của cả quá trình sản xuất đó.
Hình 26. Hệ thống dây chuyền trong quá trình sản xuất trồng rừng.
Nội dung thâm canh rừng trồng
Trồng rừng về thực chất là tác động vào 2 đối t−ợng chủ yếu: cây trồng và điều kiện môi tr−ờng. Giữa cây trồng và môi tr−ờng (hoàn cảnh) có mối quan hệ khăng khít và phức tạp. Trồng rừng thâm canh là một giải pháp chủ yếu để thâm canh rừng trồng vừa phải tác động vào cây trồng và hoàn cảnh cũng nh− vừa phải tác động vào mối quan hệ đó một cách thích hợp nhất. Phải sử dụng tiềm năng đất đai, khí hậu hợp lý nhất để thu đ−ợc lợi ích kinh tế và môi tr−ờng lớn nhất.
Để giải quyết các vấn đề mấu chốt đó cho thâm canh rừng trồng phải đi sâu vào 4 nội dung chính là chọn loại cây trồng đúng, chọn giống tốt, chọn và tạo đ−ợc môi tr−ờng thuận lợi và đảm bảo đ−ợc an toàn sinh thái cho cây và rừng trồng phát triến tối −u.
a. Chọn loài cây trồng
Cây trồng phải đáp ứng đ−ợc mục tiêu kinh doanh và phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai nơi trồng. Nói cách khác là phải chọn cây, tìm đất, xác định đ−ợc vùng trồng đúng và chính xác.
Hình 27. Đối t−ợng tác động của thâm canh rừng trồng
Mỗi loài cây có vùng phân bố tự nhiên nhất định đ−ợc hình thành, tồn tại và phát triển qua một quá trình lịch sử lâu dài thông qua chọn lọc tự nhiên, bảo đảm cho loài cây đó thích ứng với môi tr−ờng sinh thái tại vùng nó phân bố. Tuy nhiên, trong vùng phân bố đó không phải ở đâu nó cũng sinh tr−ởng và phát triển tốt nhất. Có nơi nó mọc đ−ợc nh−ng cong queo, còi cọc, có nơi mọc kém nh−ng có nơi lại mọc rất tốt. Thông th−ờng, trong vùng phân bố của một loài cây, tuỳ theo mức độ sinh tr−ởng tốt hoặc xấu đó mà phân thành 3 phân vùng.
- Vùng trung tâm còn gọi là vùng tâm, là vùng sinh thái tối −u. Đó là vùng thích hợp nhất, cây sinh tr−ởng và phát triển tốt nhất và có tính ổn định cao nhất.
- Vùng biên, còn gọi là vùng ngoài. ở trong vùng này cây vẫn tồn tại nh−ng sinh tr−ởng và phát triển kém, có khi đã bị biến dạng nhiều. V−ợt ra ngoài giới hạn này là không tìm thấy cây đó phân bố do có nhiều điều kiện sinh thái không phù hợp với chúng.
- Vùng mở rộng chính là vùng chuyển tiếp giữa hai vùng trên. ở đây loài cây đó còn gặp đ−ợc với số l−ợng nhiều, sức sinh tr−ởng và phát triển của nỏ vẫn còn khá nh−ng kém hơn so với vùng tâm.
Cơ sở quyết định vùng phân bố tự nhiên của mỗi loài cây là mức độ thích hợp về điều kiện sinh thái của loài cây đó mà khí hậu và đất đai là hai yêu cầu quan trọng nhất. Đó cũng là điều kiện cần có tính bắt buộc nhất cho việc quyết định lựa chọn cây trồng.
Tuy nhiên, mỗi vùng có thể là trung tâm phân bố của nhiều loài cây cho nên khi chọn loài cây cần phải chú ý tới sản l−ợng và giá trị kinh tế của sản phẩm.
Sản l−ợng là tiêu chuẩn định l−ợng phản ánh chính xác mức độ thích nghi của loài cây với điều kiện sinh thái tức là điều kiện khí hậu và đất đai nơi trồng. Nh−ng, nhiều khi có cây cho sản l−ợng cao mà giá trị kinh tế không lớn. Ng−ợc lại, cũng có thể có cây cho sản l−ợng thấp hơn mà có giá trị kinh tế lớn hơn, phù hợp với mục tiêu kinh doanh hơn hoặc bán đ−ợc nhiều tiền hơn.
Hình 28. Phân vùng phân bố tự nhiên của loài cây
Nhiều cây rừng ở n−ớc ta có biên độ sinh thái và vùng phân bố rộng, việc trồng cây sống không có gì phức tạp lắm nh−ng với mục đích trồng rừng thâm canh phải chú ý lấy yếu tố sản l−ợng và hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn để lựa chọn.
Chọn loài cây trồng là nội dung quan trọng đầu tiên để thâm canh rùng trồng phải đ−ợc đặt ra. Cây rừng th−ờng có chu kỳ dài, chọn cây sai thì rất khó sửa và có khi bị thất bại hoàn toàn. Một vài ví dụ về chọn loại cây trồng ch−a đúng trong trồng rừng ở n−ớc ta, cần chú ý để rút kinh nghiệm nh− sau:
• Mỡ là loài cây lá rộng th−ờng xanh, phân bố chính ở vùng ẩm Trung tâm Bắc bộ (Tuyên Quang, Vĩnh Phú) đ−a trồng ở vùng Đông Bắc (Lạng Sơn, Quảng Ninh) có phản ứng rụng lá trong mùa khô. Hoặc trồng ở Tây Bắc (Phong Thổ, Lai Châu) có phản ứng vẫn ra hoa nh−ng không kết quả.
• Sao đen là cây lá rộng th−ờng xanh, trung tâm phân bố ở vùng thấp Đông Nam Bộ, có mùa khô kéo dài và chế độ m−a mùa hè, đem trồng ở Tây Nguyên (Eamát Buôn Ma Thuột) có phản ứng thui ngọn và biến dạng hoặc trồng ở miền Bắc (Hà Nội) vẫn sinh tr−ởng tốt nh−ng không có hoa quả.
• Thông ba lá là cây lá kim, trung tâm phân bố ở độ cao trên 1.000 m so với mặt biển tại Lâm Đồng (Đà Lạt) hoặc Hà Giang (Hoàng Xu Phì) đem trồng ở Đắc Lắc (Gia Nghĩa, Buôn Hồ) hay ở Quảng Ngãi (Sơn Hà), Thừa Thiên (Al−ới), Quảng Trị (H−ng Hoá) có độ cao d−ới 500 - 600 m, tỷ lệ sống vẫn cao nh−ng bị sâu đục ngọn đâm nhiều cành nhánh và đoạn thân d−ới cành ngắn.
b. Chọn giống cây trồng là nội dung quan trọng thứ 2 sau khi đã chọn đ−ợc cây trồng chính xác. Thực tế cho thấy cây rừng nếu chọn đ−ợc giống tốt thì có thể tăng đ−ợc 10-20% có khi 30% sản l−ợng so với giống bình th−ờng.
Muốn có giống tốt cần chọn lọc trong tự nhiên hoặc tạo giống bằng cách áp dụng các kỹ thuật về di truyền cổ điển nh− lai, ghép, chiết hoặc di truyền hiện đại nh− gây đột biến, nuôi cấy mô... để nhân giống, tạo giống từ nguồn giống tốt.
Tuỳ loại cây và loại sản phẩm mà có tiêu chuẩn để lựa chọn hoặc cải tạo các giống cây tốt phục vụ thâm canh rừng trồng. Thí dụ:
• Thông nhựa phải chọn giống hay cải tạo giống theo h−ớng cho năng suất nhựa cao hơn, từ mỗi cây mỗi năm cho 1,0-1,5 kg nhựa nh− hiện nay lên 2,0-2,5 kg hoặc 4,0-5,0 kg nhựa.
• Quế phải chọn cây cho vỏ dày với hàm l−ợng tinh dầu cao.
• Cây nguyên liệu giấy phải chú ý tới tỷ trọng cao, l−ợng xenlulô lớn và sợi dài.
• Cây lấy gỗ lớn cần có thân cao to, thẳng, dáng thon đều, cành nhỏ, tỉa cành tự nhiên tốt, ít mấu mắt v.v...
Tuyệt đối không dùng giống xô bồ, phải chọn cây trội, sử dụng nguồn giống từ các rừng giống, v−ờn giống đã đ−ợc cải thiện và quản lý chặt chẽ.
c. Chọn và tạo đ−ợc môi tr−ờng thuận lợi nhất thoả mãn đ−ợc nhu cầu dinh d−ỡng, n−ớc, ánh sáng... cho cây sinh tr−ởng. Giống tốt mà trồng vào nơi không thích hợp thì cây cũng không thể sinh tr−ởng tốt để cho năng suất cao đ−ợc. Cây −a sáng mà để cây cỏ xâm lấn, che bóng thì không thể phát triển bình th−ờng đ−ợc. Cây lấy gỗ th−ờng có yêu cầu lân và kali cao mà trồng ở đất giàu đạm, hoặc cây thích đất ít chua hoặc trung tính mà trồng vào đất quá chua hoặc quá kiềm thì cây hoặc chỉ sống còi cọc không cho năng suất cao hoặc không sống đ−ợc. Thí dụ:
• Tếch, keo dậu là những cây −a sáng và không chịu đ−ợc đất chua, nên không thể đem trồng trên đất đồi núi trọc quá chua hoặc trồng d−ới tán rừng.
• Phần lớn cây mọc nhanh cần đầt thông thoáng có nhiều chất dinh d−ỡng nếu trồng trên đất nghèo xấu khô cằn mà không làm đất kỹ, cày sâu, không bón thêm phân nhất là phân hữu cơ thì không tạo đ−ợc môi tr−ờng thuận lợi cho cây phát triển đ−ợc.
• Phần lớn các cây bản địa gỗ lớn, gỗ quý nh− lim, lát, gõ đỏ, gụ là những cây cần có môi tr−ờng rừng, chịu bóng trong giai đoạn đầu cần trồng trên đất còn tính chất đất rừng, trồng cây phù trợ và tỉa th−a thích hợp theo giai đoạn phát triển của rừng.
d) Đảm bảo an toàn sinh thái cho rừng không bị sâu bệnh, lửa rừng, gia súc và con ng−ời phá hoại. Muốn vậy, ngoài việc chọn lựa loài cây thích hợp và giống cây có sức chống chịu đề kháng với sâu bệnh và lửa rùng tốt còn phải đầu t− thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ khác nh−
trồng rừng hỗn loài, theo dõi dự tính dự báo các tác nhân phá hoại, tổ chức phòng chống tốt và chủ động. Thí dụ:
• Bạch đàn trắng camaldulensis xuất xứ Petford trồng tại vùng m−a lớn và tập trung dễ bị nhiễm nấm cylindro-cladium làm cho lá bị rụng, cành bị khô và năng suất bị giảm đáng kể. Tốt nhất là trồng bạch đàn trắng camaldulensis xuất xứ Nghĩa Bình, Phú Khánh hoặc bạch đàn trắng tereticornis xuất xứ Laura River hay Kemedy Cr. có khả năng kháng bệnh tốt hơn với những cây con đủ tiêu chuẩn, cứng cáp, khoẻ mạnh.
• Thông nhựa trồng ở các tỉnh ven biển miền Bắc sau 5 tuổi nhiều nơi th−ờng bị dịch sâu róm ăn trụi lá trông nh− rừng bị cháy và ảnh h−ởng lớn tới sinh tr−ởng. Có thể dùng các
chế phẩm sinh học để trừ diệt nh−ng rất tốn kém, nên trồng hỗn giao thông nhựa với một số cây lá rộng khác nh− keo theo đám nhỏ để phòng ngừa và hạn chế sâu bệnh.
• Phi lao th−ờng bị bệnh rộp lụi trên thân lúc cây trên 5 tuổi lá bị rụng dần, cành khô, vỏ bị bong rộp lên và cây chết. Phòng chống bằng cách tiếp cấy chủng vi khuẩn Rhizobium vào rễ cây con phi lao khi gieo −ơm để tăng sức đề kháng cho cây. Nhổ bỏ những cây bị bệnh cho vào hố đốt và phun dung dịch Phocmalin 1% rồi lấp hố để diệt nấm hại khỏi lây lan.
• Các loại rừng thông, tràm, bạch đàn dễ bị cháy trong mùa khô phải trồng hỗn giao với cây lá rộng, trồng băng xanh, hàng rào xanh hoặc làm băng trắng dọn và đốt tr−ớc mùa khô để phòng chống lửa rừng.
Mỗi nội dung của thâm canh rừng trồng có một vị trí và ý nghĩa khác nhau gắn với một hệ thống biện pháp kỹ thuật cụ thể phải đ−ợc thực hiện đầy đủ mới đạt đ−ợc các mục tiêu đặt ra.