Chăm sóc sau khi trồng

Một phần của tài liệu bài giảng cây công nghiệp ngắn ngày (Trang 109 - 111)

II. KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU TƯƠNG 1 Cơ sở khoa học để xác định thời vụ

5. Chăm sóc sau khi trồng

+ Xới, vun, làm cỏ bón thúc

Đây là những công việc là m kết hợp nhằm tạo điều kiện cho đất tơi xốp, bộ rễ

phát triển tốt, giúp cho cây tăng khả năng chống đổ. Đối với việc trồng đậu tương trong mùa mưa việc cày, bừa đất trước gieo hạt rất khó bảo đảm yêu cầu về cấp hạt đất; Vì vậy, việc xới đất lần 1 khi bón thúc lần 1 cần là m kỹ, tốn công hơn để đất được tơi xốp,

nếu không là m tốt sẽ ảnh hưởng xấu cho bộ rễ phát triển. Trong chu kỳ sinh trưởng của

cây có 2-3 lần xới, vun, làm cỏ bón thúc phân.

Các lần xới xáo đất, vun cao, bón phân phải kết thúc sớm trước khi cây có nụ hoa. Khi đậu tương đã ra hoa không tiến hành xới xáo bón thúc trên đất. Sau khi đã ra hoa nếu thấy tình trạng cây sinh trưởng ké m thì dùng phân phun trên lá vào giai đoạn

hình thành quả và hạt.

+ Tưới nước:

Cây đậu tương chịu hạn kém, nhu cầu nước lớn nhất ở thời kỳ ra hoa, là m quả. Tưới nước cho đậu tương không chỉ căn cứ vào nhu cầu nước mà còn phải dựa vào đặc điểm của từng vụ mùa, từng vụ sinh thái. Vụ đậu tương Xuân thường gặp khô hạn vào lúc gieo hạt và thời kỳ cây con nên phả i chú ý tưới đả m bảo đủ ẩm độ đất 65-75%.

Đậu tương Đông ở miền Bắc gặp hạn kỳ ra hoa là m quả cần chú ý tưới nước kịp thời

và bố trí vùng đậu tương Đông phải ở nơi có nguồn gốc nước tưới.

Vụ Hè thu ở Đông Nam bộ, vụ Hè ở Nam Tr ung bộ thường trồng đậu tương trên vùng đất không chủ động nước, hoàn toàn phụ thuộc vào mùa mưa xuất hiện sớm hoặc

muộ n. Vì vậy, khi gieo hạt thường bị hạn nên cần phả i tưới nước trước khi gieo hạt để

chủ động thời vụ. Ở Đông Nam bộ trồng 2 vụ đậu tương liên tiếp trong mùa mưa, các giai đoạn sinh trưởng của cây đậu tương hè thường có mưa lớn nên việc thoát nước cho đậu tương cũng cần quan tâ m; nếu gặp úng ngập cục bộ cây đậu sẽ vàng, lá rụng nhanh

cùng với sự rụng hoa, quả.

6. Thu hoạch, bảo quản

+ Thu hoạch

Thu hoạch đậu tương có thể bằng má y hoặc thủ công. Khi thu hoạch bằng máy

cần sử dụng giố ng khó nẻ tách hạt, nên sử dụng má y ít là m dập hạt.

Khi quả đậu tương chuyển màu và ng, nâu và ng, xá m 50% lá vàng rụng thì thu hoạch. Nếu quả đã chín khô thì phơi khô đập ngay khi quả đang dòn. Nếu thu hoạch

hoa khi quả vàng nhưng lá còn nhiều trên cây cần ủ 1-2 ngày để lá rụng và hạt chín

sinh lý hoàn toàn, sau đó đê m phơi đập.

Trong vụ Đông ở miền Bắc, ánh nắng yếu, khi thu hoạch nên bó thành bó nhỏ phơi trên dây, để nơi thoáng mát cho khô dần. Khi phơi hạt: Phơi đến khi ẩm độ trong

hạt đạt 10- 115 là ẩ m độ an toàn khi bảo quả n. Kinh nghiệ m phơi đến khi cắn hạt vỏ,

dòn không dính răng là đạt yêu cầu, không nên phơi trong nhiệt độ trên 350C.

+ Bảo quản

Sau khi phơi để hạt đậu tương nơi thoáng mát, giả m đến nhiệt độ bình thường

(trong 3- 4 h), sau đó bảo quản trong chum vại như bảo quản quả lạc (cách ly không

khí và có biện pháp chống ẩ m, hạn chế nhiệt độ). Bảo quản thủ công trong 2 - 3 tháng; trong kho lạnh có thể 5 - 6 tháng hạt vẫn giữ được phẩ m cấp. Với khối lưưọng hạt lớn

Bài 9.

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC, SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY BÔNG YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY BÔNG

Một phần của tài liệu bài giảng cây công nghiệp ngắn ngày (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)