Sự phát triển thân và cành

Một phần của tài liệu bài giảng cây công nghiệp ngắn ngày (Trang 94 - 95)

III. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY LẠC

2.Sự phát triển thân và cành

Khi rễ cọc có chiều dài 2- 3c m ở trong đất thì đoạn thân dưới lá mầ m dài ra đẩy

2 lá mầm lên khỏi mặt đất và xoè ra để lộ 2 lá đơn và đỉnh sinh trưởng. Các giai đoạn

tiếp theo là sự phát triển chiều cao cây và phát sinh cành. Thâ n thường có từ 14-26 đốt, đốt đầu tiên mang 2 lá mầ m, đốt thứ 2 phát sinh 2 lá đơn. Từ đốt thứ 3 trở đi mỗi đốt

mang 1 lá kép (lá thật). Khi cây có lá thật thứ nhất và thứ 2 trên thân phát sinh các cành cấp 1, sự phân cành kết thúc thì cây bắt đầu nở hoa. Hầu hết các giố ng đậu tương trồng

chỉ có một cấp cành, giố ng chín sớm có nhiề u cành cũng chỉ 1- 2 cành trên một cây và có những giố ng không phân cành. Giống chín trung bình và muộ n có từ 4- 10 cành trên cây; một số rất ít giống có khả năng phát sinh cành cấp 2. Khi ra nụ và bắt đầu hình thành quả thì tốc độ tăng trưởng của thân cành mạnh. Nhờ hoạt động của bộ rễ và năng

lực cố định đạm cao nên cùng với thân cành tăng trưởng mạnh thì mà u sắc lá cũng xanh đậ m dần.

Ở giai đoạn cây phân hoá hoa cần chú ý cho cây phát triển cân đối giữa sự phát

triển thân, cành, lá với sinh trướng sinh thực là sự ra hoa, tạo quả. Các tỉnh phía Bắc, Tây nguyên và Đông Nam Bộ trồng vụ Hè (gieo vào tháng 5) do lượng mưa cao, thân cành đậu tương thường sinh trưởng mạnh, dẫn đến ít hoa quả và lốp đổ nên cần chú ý bón đầy đủ kali.

3. Lá

Trên thân cây đậu tương chỉ có một cặp lá đơn mọc trên đốt thứ 2. Từ đốt thứ 3

trở lên các thân và các đốt của cành thì mỗi một đốt ma ng một lá kép. Lá kép có 3 lá chét, cuống lá kép phình to ở chổ nối liền với thân, cành lá và bộ phận vận động của lá.

Dạng lá chét hình bầu dục dài hay hình mũi giáo. Dạng lá chét hình mũi giáo hẹp được

xếp vào nhóm lá kép.

Lá chét hình bầu dục xếp vào nhó m lá rộng. Hình dạng lá chét là đặc tính di

truyền; giố ng có dạng lá hẹp thường có tỷ lệ quả 3- 4 hạt cao hơn giống có dạng lá

rộng. Giống thuộc nhó m lá rộng thường cho năng suất cao hơn giống thuộc nhó m lá

hẹp. Tuy nhiê n, ở mật độ cao trồng xen trong các cây trồng khác thì giống lá hẹp lại cho năng suất cao hơn (Bernard, 1972).

Tại mỗ i nách lá kép có một chồi mầ m, các chồi mầm này có thể phát triển thành mầm cành hoặc mầ m của các chùm hoa.

Hình 7.1. Một số hình dạng lá đậu tương

Sự phát triển tán lá có liê n quan mật thiết đến tốc độ tăng trưởng của thân cành.

Để tán lá xanh bền cần có chế độ dinh dưỡng đủ, cân đối và hợp lý thời kỳ cây mới có

một cặp lá đơn cần bón đạm cho cây (bón sớm) vì lúc này dinh dưỡng ở 2 lá mầ m đã cạn kiệt. Cuối thời kỳ cây con cần thận trọng bón đạm để tránh tình trạng sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh.

Một phần của tài liệu bài giảng cây công nghiệp ngắn ngày (Trang 94 - 95)