Thời vụ gieo.

Một phần của tài liệu bài giảng cây công nghiệp ngắn ngày (Trang 85 - 86)

III. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY LẠC

6. Thời vụ gieo.

Lạc là cây ưa sáng nhưng phản ứng ánh sáng không chặt chẽ nên trong nă m ta

có thể trồng được nhiều vụ. Thời vụ cần phải bố trí sao cho thoả mãn được các yêu cầu

cần thiết để sinh trưởng phát triển thuận lợi. Trong các biện pháp kỹ thuật canh tác thì biện pháp thời vụ là biện pháp chủ động để lựa chọn cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tức là tránh cho cây ít gặp điều kiện ngoại cảnh khó khăn đe m lạ i.

+ Những cơ sở khoa học cần vận dụng khi bố trí thời vụ

Trước hết cần chú ý đến các yếu tố khí hậu của vùng sinh thái. Đây là yếu tố

quan trọng nhưng lạ i luô n biến động nên khi bố trí thời vụ cần có những thay đổi cho

phù hợp với diễn biến khí hậu trong năm. Sau đó căn cứ vào chế độ canh tác của vùng

đất, cơ cấu giố ng cây trồng và cơ cấu luân canh để định ra thời vụ cho vùng. Một yếu

tố không kém phần quan trọng trong việc quyết định thời vụ là đặc tính của giống.

Giố ng có thời gia n sinh trưởng dài và trung bình phải trồng sớm. Giống có thời gian sinh trưởng ngắ n cần được trồng muộn hơn vào cuối vụ trồng và ở nơi sớm bị khô hạn.

+ Thời vụ trồng lạc ở Việt Nam: Do vị trí địa lý nước ta trải dài trên nhiề u vĩ độ nên thời vụ trồng lạc khác nha u ở từng khu vực.

* Thời vụ các tỉnh miền Bắc:Do chịu ảnh hưởng rất lớn của gió mùa Đông bắc

lớn vào các tháng 5, 6, 7 vì vậy thời vụ các tỉnh này rất chặt chẽ. Nếu gieo sớm rất bất

lợi cho gia i đoạn nẩy mầm và cây con là m giả m năng suất. Các tỉnh miền Bắc có hai

thời vụ:

Vụ Xuân: Đây là vụ chính cần được gieo sau tết lập xuân(5/2), tốt nhất là từ15/2 đến 28/2 để thu hoạch vào cuố i tháng 5 đầu tháng 6. Nếu trồng vào cuối vụ phải chọn

giống chín sớm và kết thúc thời vụ trước ngày 10/3.

Vụ Thu: Gieo ngày 1/7 đến 31/7 đối với vùng Trung du và đồng bằng.

* Thời vụ các tỉnh miề n Trung:

Vùng từ Nghệ An đến Bắc Quảng Bình: tại các tỉnh này do đầu vụ còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và đến khi hình thành quả gặp gió Tây khô nóng nên vụ

chính là vụ Xuân; chỉ có một số diện tích bị hạn sớm nên gieo lạc Đông Xuân.

Vụ Đông Xuân: Gieo từ 20/12 - 30/12.

Vụ Xuâ n: Gieo từ 15/1 - 28/2 và kéo dài không quá ngà y 5/3, cuối vụ nên dùng giống chín sớm.

Vụ Hè : Gieo từ ngày 5/4 - 15/5 trên các vùng đất thấp chủ động tưới nước.

Riê ng vùng Nam Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế : vụ chính là vụ Xuân, do lượng mưa khống chế ở đầu vụ (tháng 1) nên phả i gieo từ 15/1 - 20/1 đến 20/2, không

nên gieo sau tháng 2. Các giống có thời gian sinh trưởng trung bình như Sen la i, Trạm

Xuyên, B5000 và các giống có thời gian sinh trưởng tương đương các giống này phải gieo đầu vụ và ở nơi có điều kiện thâ m canh. Một số vùng đất bị hạn sớm: đất đồi thấp,

vùng cát có mạch nước ngầ m thấp nê n gieo sớm và kết thúc sớm vào 10/2. Một số vùng đất thấp chủ động nước có thể gieo vụ Hè, vào 1/5-15/5.

Các tỉnh Đà Nẳng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà: Do ẩ m độ và lượng mưa thấp vào cuối tháng 3, tháng 4 nên thời vụ lạc chủ yếu là vụ Đông Xuân. Thời vụ từ 10/12-5/1, không nên kéo dài quá 15/1. Các giống có thời gian sinh trưởng trung bình nên gieo vào đầu vụ. Vụ Hè từ 15-30/5.

* Thời vụ các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Gieo được 2 thời vụ: Vụ Hè từ 5/4-15/5; Vụ thu từ tháng 6 -15/7.

* Thời vụ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Gieo được 2 thời vụ: Vụ Đông

Xuâ n từ tháng 11- tháng 1, năm mưa sớm gieo từ 15/10; Vụ Hè từ tháng 4 đến tháng 5.

Một phần của tài liệu bài giảng cây công nghiệp ngắn ngày (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)