Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa (Trang 83 - 85)

5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa, có thể rút ra những kết luận sau:

1. Tỷ lệ bệnh viêm tử cung xuất hiện trên bò sữa ở một số địa ph−ơng là khá cao, huyện Gia Lâm - Hà Nội là 18,51%, huyện Tiên Du - Bắc Ninh là 20,62%. 2. Khi bò bị viêm tử cung thì các chỉ tiêu sinh lý lâm sàng nh− thân nhiệt, tần

số mạch và tần số hô hấp đều tăng cao hơn so với bò khoẻ cụ thể là: thân nhiệt tăng 1,070C, tần số mạch tăng 20,17 nhịp/phút và tần số hô hấp tăng 10,75 lần/phút

3. Những bò bị viêm tử cung các chỉ tiêu về hệ máu có sự biến đổi rõ cụ thể là: số l−ợng hồng cầu, hàm l−ợng huyết sắc tố, tỷ khối hồng, thể tích bình quân của hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố bình quân, hàm l−ợng huyết sắc tố bình quân, số l−ợng bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm giảm đi, ng−ợc lại tổng số bạch cầu, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân lớn và Lympho bào lại tăng lên

4. Trong dịch tử cung bò sữa bình th−ờng có E.coli với mật độ 0,0037 triệu vi khuẩn/1ml, sau khi đẻ 2 ngày (100%) số mẫu có E.coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella và có mật độ 10,82 triệu vi khuẩn/1ml dịch. Khi

tử cung viêm có 8290 triệu vi khuẩn/1ml dịch.

5. Bò bị viêm tử cung có thể chữa khỏi bằng phác đồ: tiêm d−ới da pgf2α với liều 25mg/con, sát trùng bảo vệ niêm mạc và diệt vi khuẩn bằng các kháng sinh Ciprofloxacin, Norfloxacin, Ampicillin. Bò sữa viêm tử cung sau khi lành bệnh nhanh chóng hồi phục khả năng sinh sản với tỷ lệ phối giống đạt kết quả có thai khá cao 67%.

5.2. Đề nghị

1. Tiếp tục nghiên cứu đề tài về bệnh viêm tử cung ở bò sữa với các nội dung về khía cạnh các yếu tố thú y ảnh h−ởng tỷ lệ bệnh viêm tử cung, mối t−ơng quan giữa bệnh viêm tử cung và bệnh viêm vú, các biện pháp phòng bệnh viêm tử cung ở bò sữa

2. Các cơ quan chuyên môn địa ph−ơng cần quan tâm đến công tác tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và thú y cho các hộ gia đình nuôi bò sữa

3. áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất để nâng cao hiệu quả sinh sản của bò sữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa (Trang 83 - 85)