Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên bò sữa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa (Trang 46 - 50)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên bò sữa

Một gia súc cái đ−ợc đánh giá là có khả năng sinh sản tốt tr−ớc hết phải kể đến sự nguyên vẹn và mọi hoạt động bình th−ờng của cơ quan sinh dục (Settergren I., 1986) [60]. Khi bất kỳ một bộ phận của cơ quan sinh dục cái bị bệnh sẽ ảnh h−ởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc. Trong quá trình chăn nuôi bò sữa, việc thụ tinh nhân tạo, đỡ đẻ hay can thiệp đẻ khó th−ờng do ng−ời chăn nuôi tự thao tác và giải quyết. Khi thực hiện trợ đẻ cho bò không đúng ph−ơng pháp, các dụng cụ thú y không đảm bảo vô trùng và vệ sinh của ng−ời hộ lý không tốt đã gây nhiễm trùng làm cho tử cung bò bị viêm. Đây chính là bệnh gây ảnh h−ởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của bò sữa. Vì vậy việc chẩn đoán phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm tử cung ở bò sữa là việc làm cần thiết góp phần quyết đinh sự thành công của việc chăn nuôi bò sữa.

Xuất phát từ yêu cầu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại một số khu vực thuộc ngoại thành Hà Nội và một số xã thuộc huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.1 và 4.2.

Bảng 4.1. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung ở một số xã thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội

Địa điểm Số kiểm tra (con) Số mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Xã Phù Đổng 50 12 24,00 Xã Đặng Xá 40 9 23,5 Xã Phú Thụy 45 8 17,6 Tổng số 135 29 21,48

Qua kết quả thể hiện trên bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ bò sữa bị mắc bệnh viêm tử cung ở một số địa ph−ơng thuộc huyện gia lâm là khá cao 21,48%. Trong 3 xã chúng tôi khảo sát kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò sữa nuôi tại xã Phù Đổng là cao nhất 24,0% tiếp đến là xã Đặng Xá 23,5% và xã Phú Thuỵ 17,6%. Nh− vậy tỷ lệ bò sữa bị mắc bệnh viêm tử cung ở 2 xã Phù Đổng và Đặng Xá cao hơn so với xã Phú Thuỵ. Theo chúng tôi sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò sữa thuộc 2 xã Phù Đổng và Đặng Xá cao hơn so với xã Phú Thụy đó là do các hộ chăn nuôi bò sữa tại hai xã Phù Đổng và Đặng Xá có mật độ chăn nuôi lớn hơn khu Phú Thuỵ và ng−ời chăn nuôi ở hai xã này th−ờng tự đỡ đẻ hoặc can thiệp khi bò đẻ khó. Mặt khác, nghề chăn nuôi bò sữa ở hai xã này đã có từ nhiều năm nay và môi tr−ờng ở các khu vực này đã tồn l−u nhiều mầm bệnh trong chuồng nuôi, cống rãnh không đ−ợc sát trùng tiêu độc th−ờng xuyên. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nhiều dịch bệnh khác. Ngoài ra, chất thải chăn nuôi trong các hộ chăn nuôi ở hai xã Phù Đổng và Đặng Xá đổ trực tiếp ra hệ thống m−ơng máng, cống rãnh trong khu vực. Đây cũng chính là những nguyên nhân làm tăng thêm tỷ lệ viêm tử cung và những bệnh truyền nhiễm khác trên đàn bò.

Đối với xã Phú Thụy, mật độ chăn nuôi thấp và số hộ chăn nuôi không nhiều nên môi tr−ờng trong các nông hộ chăn nuôi ở đây vẫn đ−ợc đảm bảo hơn. Ngoài ra, do mật độ chăn nuôi thấp nên l−ợng chất thải đ−ợc ng−ời chăn nuôi thu gom và xử lý tốt hơn. Chính vì vậy mà tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò sữa có phần thấp hơn.

Bảng 4.2. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung ở một số xã thuộc huyện Tiên Du-Bắc Ninh

Địa điểm Số kiểm tra

(con) Số mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Xã Cảnh H−ng 90 20 22,20 Xã Tri Ph−ơng 50 10 20,00 Xã Tân Chi 20 3 15,00 Tổng số 160 33 20,62

Cũng t−ơng tự một số xã thuộc huyện Gia Lâm, các xã điều tra trong huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh đ−ợc thể hiện ở bảng 4.2 cho thấy hai xã Tri Ph−ơng, Cảnh H−ng có tỷ lệ bò bị viêm tử cung cao hơn Tân Chi và trên thực tiễn cũng cho thấy mật độ chăn nuôi ở hai xã này dày đặc là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi tr−ờng và tác động trực tiếp đến hiện t−ợng viêm tử cung trên đàn bò sữa. Ngoài ra, việc phối giống và can thiệp sản khoa không đúng ph−ơng pháp, không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân chính gây nên viêm tử cung ở bò sữa. Đối với xã Tân Chi, tỷ tệ bò bị viêm tử cung là 15% thấp hơn so với Tri Ph−ơngvà Cảnh H−ng vì mật độ chăn nuôi ở khu vực này thấp, các hộ chăn nuôi hầu nh− đều xử lý chất thải qua bể Biogas nên hạn chế đ−ợc nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có trong chất thải.

Qua kết quả điều tra đ−ợc thể hiện ở bảng 4.1 và bảng 4.2 thuộc hai khu vực Gia Lâm và Bắc Ninh chúng tôi có nhận xét: tỷ lệ bò mắc bệnh viêm tử cung ở các xã điều tra trong huyện Gia Lâm và Bắc Ninh khá cao 21,48% và 20,62%.

Theo Khuất Văn Dũng, (2005) [7] tỷ lệ viêm tử cung - âm đạo trên đàn bò cái của nông tr−ờng Việt - Mông 18,40% trên đàn bò cái Redsindhy và 15,56% trên đàn bò F1 Hà - ấn.

Về nguyên nhân của bệnh viêm tử cung, qua theo dõi thực tế tại các vùng trên chúng tôi nhận thấy: bệnh th−ờng xảy ra vào thời kỳ sau khi đẻ và th−ờng là những tr−ờng hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ sản khoa đã làm xây sát niêm mạc tử cung, một phần do thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, không mang tính chuyên nghiệp cao đã làm tổn th−ơng đ−ờng sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

ảnh 4.1. Vệ sinh chuồng nuôi

ảnh 4.2. L−u phân trong chuồng nuôi

Qua thực tế điều tra cho thấy: hiện t−ợng viêm tử cung th−ờng gặp ở các hộ chăn nuôi tận dụng các khu chuồng nuôi lợn cũ không đúng quy cách đã gây khó khăn cho công tác vệ sinh, chuồng trại không đủ ánh sáng tự nhiên, phân bò l−u cạnh chuồng nuôi và khu vệ sinh của ng−ời trong khu vực

chuồng, ít dùng các loại thuốc sát trùng xử lý chuồng nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)