Các bệnh ở buồng trứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa (Trang 28 - 31)

* Viêm buồng trứng (Ovaritis)

Theo Anberth Youssef, (1997) [41] viêm buồng trứng ở đại gia súc do viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm phúc mạc lan sang. Nếu viêm cả hai buồng trứng ở thể cấp tính thì gia súc mất hẳn chu kỳ sinh dục, buồng trứng s−ng to lên thành hình tròn, mềm và mặt ngoài nhẵn bóng, không có noãn bào và thể vàng. ở bò và ngựa, nếu buồng trứng bị viêm có thể phát triển to gấp 3 - 4 lần bình th−ờng.

* Thiểu năng và teo buồng trứng (Hypophunctio et atrophia ovariorum)

Thiểu năng buồng trứng là bệnh th−ờng gặp ở đại gia súc. Barr. A.M. và Hashem S. E., (1980) [51] đã thông báo 80% trâu Ai Cập không sinh sản là do thiểu năng buồng trứng.

Các tác giả Arthur G.H., (1964) [43]; Settergreen I., (1986) [62]; Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, (1994)[15] đều khẳng định rằng: bệnh thiểu năng và teo buồng trứng xảy ra phổ biến và nó là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn sinh sản, nhất là ở đại gia súc.

Về nguyên nhân gây ra bệnh thiểu năng và teo buồng trứng các tác giả đều thống nhất và cho rằng thiểu năng buồng trứng là do kế phát từ viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng; nuôi d−ỡng, chăm sóc kém; khai thác không hợp lý và bắt gia súc làm việc quá sức. Có ý kiến khác lại cho rằng, do giao phối cận thân hoặc thiểu năng một số hormon sinh dục nh− FSH, LH.

* Xơ cứng buồng trứng(Selerosis Ovarikrum)

ở gia súc cái sinh sản th−ờng xảy ra tình trạng tế bào trứng thoái hoá, tổ chức liên kết tăng sinh, buồng trứng teo, biến dạng và cứng lại gọi là xơ cứng buồng trứng (Settergreen I., 1986) [62].

Xơ cứng buồng trứng chủ yếu do kế phát từ viêm buồng trứng, do hậu quả của quá trình chăm sóc, nuôi d−ỡng, quản lý, khai thác và sử dụng gia súc cái không hợp lý. Bệnh có thể xuất hiện trạng thái trai cứng toàn bộ hay một phần của buồng trứng. Đặc điểm chủ yếu của bệnh là buồng trứng bị teo nhỏ lại, mặt ngoài buồng trứng lồi lõm không đều. Kiểm tra qua trực tràng, xoa nhẹ có cảm giác cứng, rắn, gia súc không có biểu hiện đau đớn.

* U nang buồng trứng (Cystes ovariorum)

Trong quá trình hình thành và phát triển của noãn bào, các tế bào th−ợng bì của noãn bào dần dần bị thoái hoá và biến đổi, các tổ chức liên kết của noãn bào tăng sinh, màng bao noãn dày lên, noãn bào không vỡ ra đ−ợc. Tế bào trứng bị chết, dịch noãn bào chứa đầy trong noãn bào đ−ợc gọi là u nang buồng trứng (Đặng Đình Tín, 1985)[36].

Theo Godon I., (1983) [50] ở những đàn bò sữa năng suất cao, có khoảng 15% bò có u nang buồng trứng. Bệnh hay gặp tr−ớc thời kỳ rụng trứng, sau đẻ 35 - 45 ngày. Đặc biệt ở những bò cao sản trong mùa thu hoặc

mùa đông và ở những đàn bò có nhiều con đẻ song thai th−ờng sinh u nang buông trứng.

Biểu hiện điển hình của gia súc khi mắc bệnh u nang buồng trứng là hoạt động h−ng phấn sinh dục rất mạnh, không theo một qui luật. Con vật biểu hiện trạng thái động dục mạnh, liên tục. Nhiều tác giả gọi là chứng cuồng dục (Biercshwal B.J, R.G. Elmore, E.M. Brown, R.S. Youngquist, 1980) [44]. Con vật kêu rống, hoạt động rối loạn, nhảy lên l−ng con khác. Con vật ở trạng thái không yên tĩnh, mép âm môn sệ xuống và bóng láng. Niêm mạc âm đạo xung huyết, cổ tử cung phù nề, giãn ra. Niêm dịch tử cung chảy ra th−ờng đọng lại ở phần tr−ớc âm đạo. Lõm khum đuôi võng xuống, đuôi cong lên, thích gần đực, khi gặp đực giống con vật bị bệnh luôn đứng, hai chân sau dạng ra, l−ng võng xuống, đuôi cong sang một bên t− thế sẵn sàng chịu đực. Con vật bệnh có thể cho giao phối bất cứ lúc nào trong thời gian biểu hiện động dục. Cũng có tr−ờng hợp do các tế bào th−ợng bì của noãn bào bị thoái hoá nên folliculin tiết ra quá ít hay hoàn toàn không sản sinh làm cho gia súc mất hẳn động dục trong một thời gian dài (Deas D.W, D.R.Melrose, H.C.B. Reed, M. Vande Plassche, and K.H. Pidduc, 1979)[49].

* Thể vàng tồn tại (Corpus luteum Persistens)

Trong điều kiện sinh lý th−ờng, khi gia súc cái xuất hiện chu kỳ động dục, lúc đó noãn bao chín và nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. D−ới tác dụng của thần kinh, hormone, áp suất, noãn bao vỡ, giải phóng tế bào trứng đồng thời thải xuất ra dịch follicolin. Sau khi noãn bao vỡ, dịch nang chảy ra, nang Degraaf xẹp xuống, đ−ờng kính ngắn lại, tạo ra những vách ngăn trên vách xoang ăn sâu vào trong và chứa nhiều tế bào hạt làm thu hẹp kích th−ớc xoang tế bào trứng. Lúc này thay thế cho các tế bào trứng là thể vàng và đây chính là nơi tiết ra hormone Progesteron.

Theo Kalab P., K. Hruska, Matouskova, (1988)[52] nguyên nhân gây ra bệnh thể vàng tồn tại th−ờng do nuôi d−ỡng kém, trong khẩu phần dinh d−ỡng

thiếu protein, vitamin, khoáng.

Soliman et al (1981) [65] lại cho rằng thiếu hụt hàm l−ợng khoáng, đặc biệt là iod, sắt làm rối loạn cơ năng sau đó là thể vàng tồn tại trên buồng trứng.

Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong, (1994) [15] cho rằng bệnh còn kế phát từ viêm tử cung tích mủ, thai canxi hoá, sát nhau.

Gia súc bị bệnh thể vàng tồn tại hoàn toàn không động dục, có thể khám qua trực tràng phát hiện thể vàng to nhỏ nhô lên trên bề mặt buồng trứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa (Trang 28 - 31)