Kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn th−ờng gặp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa (Trang 64 - 66)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5.Kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn th−ờng gặp

trong tử cung bò sữa bị viêm với một số kháng sinh và thuốc hoá học trị liệu thông dụng

Từ các kết quả nghiên cứu tr−ớc đây và của chúng tôi cho thấy bò sữa ở n−ớc ta th−ờng viêm nội mạc tử cung ở nhiều thể. Để điều trị hiệu quả bệnh viêm tử cung ở bò sữa cần dựa theo bảng xác định “ một số vi khuẩn th−ờng gặp ở tử cung bò sữa” chúng tôi đã trình bày và cần thiết phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc hoá học trị liệu để trị viêm.

Để có cơ sở cho việc chọn thuốc trong điều trị, chúng tôi đã tiến hành làm kháng sinh đồ đối với các vi khuẩn đã phân lập từ tử cung bò sữa bị viêm

nh−: Staphylococcus, Streptococcus, E.coli và Salmonella với 12 thuốc kháng

sinh và thuốc hoá học trị liệu phổ biến nh−: Ciprofloxacin, Norfloxacin, Amoxycillin, Nitrofuran, Gentamicin, Oxacillin, Ampicillin, Erythromycin, Polymycin B, Chloramphenicol, Sulphamethoxazole - Trimethoprin, Ofloxacin. Trong số các thuốc này có Chloramphenicol và Nitrofuran đã bị cấm sử dụng trong thú y.

Chúng tôi tiến hành làm kháng sinh đồ theo ph−ơng pháp khuyếch tán trên thạch của Kirby - Bauer, dùng môi tr−ờng Antibiotic Agar để làm kháng sinh đồ.

Giấy tẩm kháng sinh do hãng Oxoid (Anh sản xuất). Sau khi đặt giấy tẩm kháng sinh vào đĩa thạch 15 phút cho vào tủ ấm 370C, kết quả đ−ợc đọc sau 16 - 18 giờ bằng cách đo đ−ờng kính của vòng vô khuẩn. Đ−ờng kính trung bình của vòng vô khuẩn đ−ợc đo bằng th−ớc mm và đo phía sau mặt đĩa thạch.

Đánh giá kết quả dựa theo kết quả của bộ y tế. “ Kỹ thuật xét nghiệm” nhà xuất bản Y học Hà Nội 1972 và của tổ chức Y tế thế giới WHO 1927, (1995) [66]

Kết quả kháng sinh đồ đ−ợc ứng dụng trong điều trị nh− sau:

+ Nếu đ−ờng kính vòng vô khuẩn trung bình lớn hơn hoặc bằng 20mm thì vi khuẩn đạt mức rất mẫn cảm

+ Nếu đ−ờng kính vòng vô khuẩn trung bình lớn hơn hoặc bằng 15mm và nhỏ hơn 20mm thì vi khuẩn mẫn cảm ở mức trung bình.

+ Nếu đ−ờng kính vòng vô khuẩn trung bình lớn hơn hoặc bằng 10mm và nhỏ hơn 15mm thì vi khuẩn mẫn cảm yếu với thuốc.

+ Nếu đ−ờng kính vòng vô khuẩn trung bình nhỏ hơn 10mm thì vi khuẩn kháng thuốc.

- Khi vi khuẩn ở mức rất mẫn cảm và mẫn cảm trung bình với thuốc, chúng ta sử dụng thuốc ở liều điều trị trung bình.

- Khi vi khuẩn mẫn cảm yếu thì sử dụng thuốc điều trị ở liều tối đa của từng loại thuốc.

- Vi khuẩn kháng, thuốc tuyệt đối không dùng thuốc bị kháng để điều trị bệnh. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ đ−ợc trình bày ở bảng 4.9; 4.10; 4.11; 4.12; 4.13

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa (Trang 64 - 66)