Viêm nội mạc tử cung (Endomestritis)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa (Trang 25 - 26)

Theo Black W.G., (1983) [45] viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc của tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng sinh sản của gia súc cái.

Viêm nội mạc tử cung phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thể viêm ở tử cung. (Samad A, C.S. Ali, N. Rehman, N. Ahmad) [59] theo dõi 17.2293 trâu mắc bệnh đ−ờng sinh dục, rối loạn sinh sản cho biết: tỷ lệ trâu bị viêm nội mạc tử cung là cao nhất và chiếm 35,9%. Bệnh viêm nội mạc tử cung th−ờng xảy ra sau khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những tr−ờng hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ làm niêm mạc tử cung bị xây sát, tổn th−ơng. Sau đó là do sự tác động của các vi khuẩn Streptococcus,

Staphylococcus, E.coli, Salmonella, Brucella, roi trùng gây viêm nội mạc tử

cung (Arthur G,H, 1964) [43], Settergreen I, 1986) [62]. Căn cứ vào tính chất, trạng thái của quá trình bệnh lý, viêm nội mạc tử cung có thể chia ra làm hai loại: viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ và viêm nội mạc tử cung có màng giả.

* Viêm nội mạc tử cung thể Cata cấp tính có mủ (Endomestritis Puerperalis)

Bệnh này gặp nhiều ở bò sau sinh đẻ, niêm mạc cổ tử cung và âm đạo bị tổn th−ơng, xây sát dẫn đến nhiễm khuẩn nhất là khi gia súc bị sát nhau, đẻ khó phải can thiệp.

Khi bị bệnh, gia súc biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: thân nhiệt tăng nhẹ, ăn uống giảm, l−ợng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đôi khi cong l−ng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết. Khi con vật nằm, dịch viêm thải ra càng nhiều, xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm có khi nó khô lại hình thành từng đám vẩy, màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo

bình th−ờng, kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện đ−ợc một hay cả hai sừng tử cung s−ng to, hai sừng tử cung không cân xứng nhau, thành tử cung dày và mềm hơn bình th−ờng. Khi kích thích nhẹ lên sừng tử cung thì mức độ phản ứng co lại của chúng yếu ớt. Tr−ờng hợp trong tử cung tích lại nhiều dịch viêm, nhiều mủ thì có thể phát hiện đ−ợc trạng thái chuyển động sóng.

* Viêm nội mạc tử cung màng giả

Thể viêm này, niêm mạc tử cung th−ờng bị hoại tử. Vết th−ơng đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử, lúc này con vật xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: Thân nhiệt lên cao, l−ợng sữa giảm có khi hoàn toàn mất sữa, kế phát viêm vú, con vật ăn uống kém và không nhai lại, biểu hiện trạng thái đau đớn, luôn rặn, l−ng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch: Dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử, niêm dịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)