Một số chỉ tiêu lâm sàng của bò bình th−ờng và bò bị bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa (Trang 50 - 52)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.một số chỉ tiêu lâm sàng của bò bình th−ờng và bò bị bệnh

viêm tử cung

Những biểu hiện lâm sàng của bệnh là những chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở giúp ng−ời chăn nuôi và thú y viên nhận biết đ−ợc bệnh lý mà động vật đang mắc. Để có cơ sở cho việc chẩn đoán và điều trị chính xác có hiệu quả bệnh viêm tử cung trên bò sữa, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng trên 100 bò sữa bình th−ờng và 45 bò sữa đang bị viêm tử cung, kết quả đ−ợc thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu lâm sàng của bò bình th−ờng và bò bị bệnh viêm tử cung

Chỉ tiêu theo dõi

Bò khoẻ (n = 100) x m X ± Bò bị viêm tử cung (n = 45) x m X ± Chênh lệch giữa bò khoẻ và bò bệnh - Thân nhiệt (0C) 39,50 ± 0,14 40,57 ± 0,47 1,07 -Tần số mạch (lần/ phút) 62,30 ± 2,05 82,47 ± 0,98 20,17 - Tần số hô hấp (lần/phút) 29,28 ± 1,97 40,03 ± 0,76 10,75 - Phản ứng co cơ

của tử cung Tốt Giảm hẳn -

- Phản ứng đau Không đau Đau rõ -

- Dịch viêm Không có Có -

Kết quả nghiên cứu bảng 4.3 cho thấy khi bò bị viêm tử cung, các chỉ tiêu sinh lý lâm sàng có sự thay đổi rõ rệt.

(1997) [37] tần số mạch, tần số hô hấp, thân nhiệt của bò khoẻ lần l−ợt là 30 - 70 lần/ phút, 10 - 30 lần/phút, 37,5 - 39,50C. Công bố này cũng phù hợp với kết quả theo dõi của chúng tôi trên đối t−ợng bò khoẻ.

Thân nhiệt của bò viêm tử cung (40,57 ± 0,470C) tăng cao hơn so với bò khoẻ (39,50 ± 0,14) là 1,070C.

Theo tác giả Hồ Văn Nam và Cs, (1997) [13] cho rằng khi sốt nhiệt độ cao ảnh h−ởng đến nốt Keith - Flack trên tim hoặc do các loại độc tố tác dụng lên cơ quan thụ cảm trong tim, làm tim đập nhanh kéo theo tần số mạch cũng tăng nhanh. Cũng từ số liệu bảng 3 cho thấy bò sữa bị viêm tử cung gây sốt thì tần số mạch đập tăng cao. Qua theo dõi chúng tôi thấy tần số mạch của bò bình th−ờng (62,30 ± 2,05) của bò bệnh (82,47 ± 0,98), bò bệnh tần số mạch tăng thêm 20,17 lần/phút.

Theo tác giả Nguyễn Văn Thanh, (1999) [27] khi trâu bị viêm tử cung tần số mạch và tần số hô hấp đều tăng, trong đó tần số mạch trâu bệnh là 76,66 ± 0,21 lần/phút, tần số hô hấp là 32,35 ± 0,24 lần/phút, trong khi tần số mạch và tần số hô hấp của trâu khoẻ là 51,3 ± 2,34 lần/phút và 18,28 ± 0,24 lần/phút.

Khi kiểm tra qua trực tràng cho thấy các phản xạ co cơ tử cung của bò bệnh giảm hẳn so với bò bình th−ờng, bò bị viêm tử cung luôn có phản ứng đau và sau đó là dịch viêm chảy ra khi cầm đ−ợc tử cung.

Qua thực tế quan sát 45 tr−ờng hợp bò bị viêm tử cung cho thấy triệu chứng tại chỗ nh− sau:

Th−ờng bò bị viêm tử cung đi lại uể oải, ăn uống rất kém, dịch viêm chảy ra có màu trắng hoặc màu trắng xám, có lẫn những mảnh tổ chức chết, mùi tanh. Có con dịch chảy ra đục, lợn cợn, màu hồng hoặc nâu đỏ lẫn nhiều mảnh tổ chức hoại tử; mùi tanh, thối khó chịu. Ngoài ra, chúng tôi còn thấy dịch màu nâu rỉ sắt, lẫn nhiều mủ và mảnh tổ chức, có mùi thối khắm khó chịu. Dịch viêm còn chảy ra nhiều khi con vật nằm xuống hoặc vận động khi chăn thả.

Kiểm tra qua trực tràng thấy tử cung s−ng to. Dùng mỏ vịt mở rộng âm đạo thấy cổ tử cung hé mở và có nhiều dịch nhầy chảy ra qua cổ tử cung.

Kiểm tra qua trực tràng còn phát hiện thấy hai sừng tử cung to nhỏ không cân đối nhau, phản ứng co của tử cung giảm hẳn, ấn nhẹ lên tử cung gia súc có phản ứng đau, có con do chứa nhiều dịch rỉ viêm nên dùng tay ấn nhẹ có cảm giác ba động. Có tr−ờng hợp con vật đau đớn, cong l−ng cong đuôi rặn liên tục.

ảnh 4.3. Dịch viêm tử cung bò

Về nguyên nhân gây viêm tử cung, qua theo dõi trên thực tế chúng tôi nhận thấy bệnh th−ờng xảy ra vào thời kỳ sau đẻ và ở những tr−ờng hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay các dụng cụ sản khoa cùng các loại dây thừng lôi kéo bê đã làm xây sát niêm mạc tử cung và âm đạo. Ngoài ra bệnh viêm tử cung còn th−ờng gặp ở những địa ph−ơng chăn nuôi không xử lý phân qua bể Biogas và l−u phân cạnh chuồng nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa (Trang 50 - 52)