Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng của hộ dân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP và CHI TIÊU DÙNG của NGƯỜI dân VÙNG NÔNG THÔN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 46 - 49)

- Điện lưới: Theo kết quả phân tích cho thấy rằng biến điện lưới có mức ý nghĩa 5% và hệ số của biến này là 0,193 Có nghĩa là nếu hộ dân có sử dụng mạng

4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng của hộ dân

- Tình trạng hôn nhân: Qua kết quả phân tích ta thấy rằng việc người dân sinh sống ở vùng nông thôn có kết hôn hoặc sống độc thân là không có ý nghĩa, có thể thấy rằng trong tổng số 1.449 hộ khảo sát thì có đến 81,78% chủ hộ đã kết hôn, vì thế việc chi tiêu trong gia đình thường được vợ và chồng cùng đưa ra ý kiến. Các chủ hộ chưa kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng vì lí do gia đình mà li dị hoặc sống độc thân vẫn phải tốn một khoản chi tiêu cho nhu cầu bản thân của họ và có thể chịu ảnh hưởng từ ý kiến của người thân của họ.

Các biến độc lập Mô hình logarit chi tiêu dùng

Hệ số β Giá trị z Mức ý nghĩa Thu nhập 0,442 13,30 0,000*** Tuổi chủ hộ 0,002 1,58 0,113ns Số trẻ em -0,106 -4,63 0,000*** Trình độ học vấn 0,039 8,52 0,000*** Nhân khẩu 0,142 9,01 0,000*** Tình trạng hôn nhân 0,059 1,24 0,216ns Số quan sát 1.449 Hệ số R2 0,5312 Prob>F 0,0000

46

- Tuổi chủ hộ: Qua kết quả khảo sát ta thấy rằng biến số này không đúng với kỳ vọng ban đầu và không phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó. Tuổi tác không có tác động đến chi tiêu của hộ dân vùng nông thôn, điều này được giải thích là vì ở nông thôn, những người dân thường có các khoảng chi tiêu khác nhau, chủ hộ mặc dù nắm quyền điều hành trong gia đình nhưng vẫn phải chịu tác động từ các ý kiến của thành viên trong gia đình vì thế, chủ hộ lớn tuổi không có nghĩa là sẽ nắm quyền chi tiêu trong gia đình. Các thành viên trong gia đình đưa ra ý kiến cùng thảo luận với chủ hộ và thống nhất lại hướng giải quyết theo hướng được đa số thành viên tán thành. Nói cách khác, chủ hộ nắm giữ quyền chi tiêu nhưng tuổi tác không thể hiện được mức độ tin cậy trong việc chi tiêu trong gia đình vì cần phải có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình.

- Thu nhập: Đây vẫn là một yếu tố quan trọng trong việc xác định lượng chi tiêu dùng của hộ dân, điều này hoàn toàn phù hợp với những lý thuyết đã được đề cập trong chương 2. Hệ số của biến thu nhập mang dấu dương đúng với kỳ vọng ban đầu đã đề ra. Khi lượng thu nhập của hộ tăng lên 1% giả định các yếu tố khác không đổi thì tiêu dùng sẽ tăng lên 0,44%. Điều này phù hợp kết quả nghiên cứu của Campell và Mankiw (1987). Khi lượng thu nhập của hộ tăng lên thì đồng nghĩa với việc người dân sẽ sử dụng lượng thu nhập đó để thỏa mãn những nhu cầu của mình.

- Số trẻ em: Đây là một biến quan trọng trong việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu, biến số này không mang dấu đúng với kỳ vọng ban đầu. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu số trẻ em tăng thêm 1 người thì chi tiêu dùng của hộ sẽ giảm 10,6%. Với giả thuyết đưa ra là khi số trẻ em tăng lên thì cha mẹ phải tốn thêm 1 khoản chi nhất định cho con của họ, tuy nhiên trong thực tế tại vùng nghiên cứu cho thấy kết quả khảo sát ngược lại với lý thuyết. Điều này có thể được lý giải là do khi các hộ gia đình có nhiều con hơn thì họ sẽ có xu hướng tiết kiệm lại để sử dụng lượng tiến đó trong tương lai cho con của họ, vì vậy họ sẽ chi tiêu ít đi so với những người có ít con hơn, những người này sẽ chi các khoảng chi thiết yếu cho hiện tại và ít dành dụm cho tương lai hơn. Bên cạnh đó, việc định nghĩa biến trẻ em là những người dưới 15 tuổi trong gia đình cũng đã ảnh hưởng đến kết quả phân tích tác động của biến này.

- Trình độ học vấn: Ta thấy rằng học vấn của chủ hộ đều có những tác động nhất định đến thu nhập và chi tiêu dùng. Khi các yếu tố khác không đổi, khi chủ hộ có thêm 1 năm đi học thì lượng tiêu dùng của hộ sẽ tăng thêm 3,9%, biến số này có mức ý nghĩa 1% và mang dấu dương, đúng với kì vọng. Điều này cho thấy rằng khi

47

trình độ nhận thức của hộ càng cao thì hộ sẽ có xu hướng chú trọng nâng cao mức sống cho gia đình.

- Số nhân khẩu trong gia đình: Biến số này trong kết quả phân tích có mức ý nghĩa 1%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu quy mô của hộ tăng thêm 1 nhân khẩu thì lượng tiêu dùng của hộ sẽ tăng lên 14,2%, Biến số này cũng mang dấu đúng với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng rất phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Đặng Phương Duy (2013) cũng như các nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, ta thấy rằng những hộ có thành viên đông, và những hộ có tỉ lệ người phụ thuộc cao sẽ làm hạn chế nguồn lực lao động của hộ cũng như lượng thu nhập đầu vào.

Tóm lại, trong mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu dùng của người dân vùng nông thôn ở ĐBSCL việc xây dựng mô hình dựa trên các lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đó hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên chỉ có vài đặc điểm hộ cho kết quả phân tích không tương đồng với các nghiên cứu trước bởi vì lý do khác vùng địa bàn nghiên cứu và các lý do khách quan khác trong việc thu thập số liệu. Tiêu dùng của hộ gia đình được thể hiện rõ qua các yếu tố về mặt nhân khẩu học.

48

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP và CHI TIÊU DÙNG của NGƯỜI dân VÙNG NÔNG THÔN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)