Nhìn chung, trong năm 2012 số người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chiếm đa số. Điều này phù hợp với đặc điểm tự nhiên và địa lý của vùng ĐBSCL. Người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến 49,9% trong đó người dân tự tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản đạt ngưỡng gần 40%. Đa phần đây là những hộ nông dân đã gắn bó lâu dài với nghề nông nghiệp
4,6 4,47 4,47 4,32 4,16 3,94 3,93 3,4 3,6 3,8 4 4,2 4,4 4,6 4,8 2002 2004 2006 2008 2010 2012 N g ư ờ i/h ộ Năm Nguồn: tổng cục thống kê, 2012
25
nên việc chuyển đổi cơ cấu sang làm việc ở những ngành thuộc lĩnh vực khác không thích hợp với những nông hộ này. Bên cạnh đó, số người đi làm thuê trong lĩnh vực này chiếm 10%, những hộ này đa phần là không có đất canh tác hoặc không có đủ vốn để sản xuất kinh doanh nên họ chọn con đường làm thuê cho sinh kế của họ.
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012
Hình 3.3 Cơ cấu việc làm của người dân vùng ĐBSCL năm 2012
Tuy nhiên, điều này cũng phản ánh lên một điều rằng mức sống của những hộ này không cao và khó có thể thoát khỏi diện nghèo để vươn lên đủ ăn nếu sinh kế của họ chỉ dựa vào những hoạt động làm thuê này. Với những hộ trong lĩnh vực phi nông nghiệp thì có đến hơn 1/4 số hộ làm thuê trong tổng cơ cấu, số hộ tự hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề không thuộc lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 21,6% trong tổng cơ cấu. Điều đáng lưu ý là với những hộ làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp thì có nhiều người làm thuê hơn là tự sản xuất kinh doanh. Những người làm thuê này có thể làm cho các nhà máy hoặc xí nghiệp may dưới dạng công nhân. Điều này cho thấy rằng xu hướng những người ở vùng nông thôn di chuyển ra thành thị để tìm kiếm sinh kế mới đang được mở rông. Qua các phân tích trên ta thấy rằng những hộ dân ở ĐBSCL phần lớn là tập trung vào sản xuất nông nghiệp tuy nhiên một bộ phận dân cư đang chuyển dần sang các ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp để đảm bảo sinh kế của hộ.