TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA HỘ DÂN VÙNG ĐBSCL

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP và CHI TIÊU DÙNG của NGƯỜI dân VÙNG NÔNG THÔN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 29)

Trong hình 3.6 có thể thấy rằng đa phần người dân sống ở ĐBSCL tạo nguồn thu của mình thông qua tiền lương hoặc tiền công và có xu hướng tăng mạnh. Vào năm 2012 tiền lương của một nhân khẩu trong một tháng đạt mức 598 nghìn đồng/người/tháng, tăng thêm 353,6 nghìn đồng so với mức thu nhập 244,4 nghìn đồng của năm 2008. Thu nhập của những hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp người có phần tăng nhẹ từ 281,1 nghìn đồng tăng thêm 12,8 nghìn đồng thành 293,9 nghìn đồng/người/tháng trong giai đoạn từ 2008 đến 2010.

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012

Hình 3.6 Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu ở ĐBSCL Có thể thấy rằng trong giai đoạn 2010 – 2012, mức thu nhập của những hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng lên đáng kể, tăng lên mức 409,3 nghìn đồng/tháng gần gấp đôi so với giai đoạn 2008 – 2010. Thu nhập của những hộ làm trong lĩnh vực lâm nghiệp rất thấp, điều này là hiển nhiên vì đặc điểm địa lý của ĐBSCL khai thác lâm sản là rất khó khăn và không cho lợi nhuận cao, những hộ này hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp để có tạo nhiều nguồn thu khác nhau cho kinh tế hộ. Mức thu nhập của 1 cá nhân trong lĩnh vực này chỉ đạt 3,7 nghìn đồng/người/tháng vào năm 2012. Thủy sản là hoạt động tạo thu nhập khá phổ biến ở ĐBSCL vì điều kiện địa lý ở đây khá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung mức thu nhập của một cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này có tăng lên đáng kể. Cụ thể là từ 82,4 nghìn đồng/người tăng lên mức 126,5 nghìn đồng/người trong giai đoạn 2008 – 2012. Các hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp cũng được xem là nguồn thu của hộ dân ở ĐBSCL, trong đó người dân có xu hướng đi vào các

0 100 200 300 400 500 600 700 2008 2010 2012 ĐVT: Nghìn đồng

29

hoạt động khác với thương nghiệp và dịch vụ để tạo ra nguồn thu cho hộ. Vào năm 2012 các hoạt động tạo thu nhập khác mang lại mức thu nhập 256,9 nghìn đồng/người cao hơn mức thu nhập của hoạt động thương nghiệp 204,9 nghìn đồng/ người và dịch vụ vào khoảng 131,9 nghìn đồng/ người.

Bên cạnh đó, hình 3.7 cũng cho thấy được mức thu nhập bình quân giữa các vùng với nhau để có thể so sánh được. Nhìn chung mức thu nhập của người dân giưa các vùng với nhau chênh lệch không cao. Tuy nhiên, những người sống ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng lại có mức thu nhập vào khoảng 3 triệu/tháng/người và 2337,1 nghìn/người/ tháng.

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012

Hình 3.7 Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng phân chia theo vùng ở Việt Nam Đây là những vùng kinh tế trọng điểm và năng động nhất nước ta, phần lớn những người dân hoạt động trong hai vùng này là các hoạt động thương mại và dịch vụ nên tạo ra mức thu nhập cao hơn những vùng còn lại. Hơn nữa, với thế mạnh về địa lý cũng như những khu công nghiệp, đây là những nơi thu hút nguồn lực lao động nhất. Xếp thứ ba đó là mức thu nhập của những người dân ở ĐBSCL, với thế mạnh về nông nghiệp cũng như đang trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ĐBSCL được xem như là nơi thu hút vốn đầu tư hàng đầu của Việt Nam, Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào thì sự chỉ đạo của đảng và nhà nước cũng chính là thành phần tạo nên thành công. Với mức thu nhập xấp xỉ 1.800 nghìn/người/tháng vào năm 2012 thì ĐBSCL chỉ xếp sau Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, mức thu nhập này hiện tại vẫn không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân nơi đây do giá cả vật chất tăng kèm theo các thiệt hại về thiên nhiên, ĐBSCL hàng năm phải hứng chịu nhiều đợt lũ lớn gây ra việc mất

2.337,11.482,1 1.482,1 998,8 1.344,8 1.698,4 1.643,3 3.016,4 1.796,7 Đồng bằng sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ

Duyên hải nam trung bộ ĐVT: Nghìn đồng

30

mùa đối với nông dân và trì hoãn các hoạt động phi nông nghiệp khác. Vì thế cần phải quan tâm hơn đến người dân để kịp thời cải thiện đời sống của họ.

Bảng 3.1 So sánh thu nhập bình quân của 5 nhóm thu nhập ở ĐBSCL

ĐVT: Nghìn đồng Năm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Chênh lệch giữa 1 và 5 2008 301,2 502,1 703,5 1.011,5 2.182,8 7,3 2010 395,5 661,5 936,6 1.336,3 2.908,3 7,4 2012 544,5 943,7 1.349,9 1.932,9 4.213,8 7,7 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012 Chú thích: + Nhóm 1: Hộ có mức thu nhập thấp nhất + Nhóm 2: Hộ có mức thu nhập cận thấp + Nhóm 3: Hộ có mức thu nhập trung bình + Nhóm 4: Hộ có mức thu nhập cận cao + Nhóm 5: Hộ có mức thu nhập cao nhất

Trong bảng 3.1 ta có thể thấy được sự chênh lệch về mức thu nhập của 5 nhóm dân cư. Nhìn chung mức sống của cả 5 nhóm đều có cải thiện một cách đáng kể, trong đó nhóm 5 có mức thu nhập được cải thiện cao nhất, mức thu nhập của nhóm 5 năm 2012 gần gấp đôi mức thu nhập của 2008. Những hộ dân ở nhóm 1 cũng có cải thiện thu nhập đáng kể, vào năm 2012 mức thu nhập của nhóm này là 544,5 nghìn đồng/người, tăng thêm 243,3 nghìn đồng/người so với năm 2008. Điều đáng lưu ý ở đây là sự chênh lệch về mức thu nhập của những hộ nghèo nhất và những hộ giàu nhất, mức chênh lệch này luôn được giữ ổn định, người giàu nhất có mức thu nhập gấp 7 lần người nghèo nhất và sự chênh lệch này đang có xu hướng tăng dần. Vào năm 2012 mức chênh lệch giữa nhóm 5 và nhóm 1 là 7,7 lần, tăng thêm 0,4 lần so với năm 2008. Điều này cho thấy rằng những hộ đang có mức sống thấp chưa thể vươn lên để thoát nghèo được và với mức chênh lệch này, sẽ tạo ra những bất bình đẳng về các khía cạnh đời sống xã hội của người dân ở nhóm 1, điển hình như là việc tiếp cận y tế, giáo dục. Sự chênh lệch thu nhập bình quân giữa nhóm 1 và nhóm 5 chỉ ra rằng cần phải có các chính sách cần thiết và kịp thời để hỗ trợ cho những hộ nghèo đảm bảo được đời sống của họ. Qua việc phát triển các chính sách giúp người dân thoát nghèo sẽ rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập của dân cư. Các nhóm dân cư còn lại nhìn chung có mức thu nhập ổn định và tăng dần từ 2008 đến 2012. Trong đó nhóm dân cư thuộc nhóm 2 có mức tăng chậm hơn so với nhóm 3 và nhóm 4. Chỉ tăng lên 441,6 nghìn đồng/người trong giai đoạn

31

2008 – 2012, trong khi đó, nhóm 3 tăng lên 1.229,4 nghìn đồng/ người và nhóm 4 là 941,4 nghìn đồng/ người trong cùng một giai đoạn. Điều này cho thấy các chính sách giúp đỡ người nghèo chưa thật sự đạt hiệu quả, bằng chứng là những hộ ở nhóm 1 và nhóm 2 chưa rút ngắn được khoảng cách chênh lệch về mức thu nhập của các nhóm dân cư. Qua phân tích trên ta có thể thấy rằng, hiện nay việc nâng cao mức sống người dân là điều thiết yếu trong công cuộc đổi mới đất nước, những chính sách, cũng như những dự án về vấn đề giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân.

3.4 TÌNH HÌNH CHI TIÊU CỦA HỘ DÂN VÙNG ĐBSCL 3.4.1 Tình hình tiêu dùng của 6 vùng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP và CHI TIÊU DÙNG của NGƯỜI dân VÙNG NÔNG THÔN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)