Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP và CHI TIÊU DÙNG của NGƯỜI dân VÙNG NÔNG THÔN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 43 - 44)

- Nước sinh hoạt: Mặc dù nước sinh hoạt là một phần của nguồn lực vật chất được cho là có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, kết quả khảo sát lại cho thấy rằng nước sinh hoạt lại không có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, điều này là do đặc điểm địa lý của ĐBSCL và của hộ dân vùng nông thôn ở ĐBSCL được phân bố gần những con sông nhỏ, người dân sử dụng nguồn nước ở đây cho các sinh hoạt của mình cũng như trong sản xuất vì thế có đến 77,23% tổng số hộ khảo sát không có sử dụng nước máy cho sinh hoạt của hộ gia đình.

- Hoạt động nông nghiệp: Kết quả khảo sát cho thấy có đến 72,74% hộ dân vùng nông thôn có tiến hành hoạt động sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên trong những năm gần đây do ảnh hưởng của thời tiết và xu hướng chuyển đổi cơ cấu đã làm cho các hộ gia đình kết hợp làm nông nghiệp với các hoạt động phi nông khác để giảm rủi ro trong nông nghiệp vì thế không có sự khác biệt về thu nhập giữa những hộ làm nông nghiệp và không làm nông nghiệp.

Ta thấy rằng phần lớn các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức tương đối cao. Để thuận tiện cho việc giải thích, các biến sẽ được sắp xếp theo nguồn lực trong khung sinh kế của hộ gia đình.

4.2.2.1 Nguồn nhân lực

- Trình độ học vấn: Hệ số của biến học vấn của chủ hộ có ý nghĩa ở mức 1% và có mối tương quan thuận với thu nhập đúng với kỳ vọng ban đầu đặt ra. Trình độ học vấn thường gắn liền với khả năng ứng dụng những kỹ thuật mới hay tiếp thu những thông tin mới. Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng đưa ra quyết định về chiến lược sinh kế cho hộ gia đình càng đạt được hiệu quả cao. Kết quả trên cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đó. Với hệ số là 0,011 có nghĩa là khi học vấn của chủ hộ tăng thêm 1 năm thì thu nhập của hộ tăng thêm 1,1% giả định các yếu tố khác không thay đổi.

43

- Số lao động: Mức ý nghĩa của hệ số này là 1%, và mang dấu dương đúng với kỳ vọng được đề ra cho thấy được mối quan hệ giữa lao động và thu nhập. Càng nhiều người tham gia vào lao động thì sẽ mang lại nhiều thu nhập hơn cho hộ. Ở vùng nông thôn ĐBSCL lao động trong gia đình thường là làm công hoặc cùng làm nông nghiệp với gia đình. Khi lao động tăng thêm 1 người thì thu nhập của hộ tăng thêm một lượng là 8,4% giả định các yếu tố khác không đổi. Qua đó ta có thể thấy rằng lực lượng lao động trong hộ gia đình có ảnh hưởng lớn đến thu nhập chung của hộ.

4.2.2.2 Nguồn lực tự nhiên

- Diện tích canh tác: Khi đề cập đến sinh kế của người dân vùng nông thôn thì đa phần người dân sẽ có tiến hành hoạt động sản xuất nông nghiệp, vì thế đất đai là một thành phần không thể thiếu trong nông nghiệp, được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc sản xuất nông nghiệp. Hệ số của biến diện tích canh tác là 0,005 nghĩa là khi đất canh tác của hộ tăng lên 1000 m2 thì thu nhập của hộ tăng thêm 0,5% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Với mức ý nghĩa là 1% và đúng với kỳ vọng mong đợi, hơn nữa, kết quả phân tích cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ghafoor và cộng sự (2010) cho thấy rằng đất canh tác đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược về sinh kế cho hộ dân sinh sống ở vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP và CHI TIÊU DÙNG của NGƯỜI dân VÙNG NÔNG THÔN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)