Tổng các khoản chi bình quân của một nhân khẩu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP và CHI TIÊU DÙNG của NGƯỜI dân VÙNG NÔNG THÔN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 33 - 37)

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012

Hình 3.9 Tổng các khoản chi bình quân của một nhân khẩu trong tháng của ĐBSCL

Với tổng mức chi tiêu cho năm 2008 trên một nhân khẩu là 624 nghìn đồng/người thì mức sống của người dân trong năm này khá thấp và đặc biệt là họ không có phần chi nhiều vào những việc không thiết yếu, chỉ khoảng 276 nghìn/người. Đây là khoản chi tuy không là thiết yếu nhưng là khoản chi cần thiết cho người dân như chi về giải trí. Tổng chi của năm 2010 là vào khoảng gần 1 triệu đồng/người, trong năm 2010 thì việc chi về ăn uống và không phải ăn uống là gần như bằng nhau chứng tỏ rằng người dân đang có xu hướng quan tâm đến chất lượng cuộc sống của mình hơn là vào năm 2008. Đến năm 2012, tổng khoản chi cho một nhân khẩu là 1.273 nghìn/người và khoản chi ăn uống và không ăn uống cũng có xu hướng giống năm 2010. Xu hướng này chứng tỏ rằng đời sống của người dân đã được cải thiện, bằng chứng là việc chi tiêu ăn uống đã tăng lên 343 nghìn đồng/người

348 538 721 721 276 450 552 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2008 2010 2012

Chi không phải ăn uống, hút

Chi ăn uống, hút ĐVT: Nghìn đồng

33

từ 2008 đến 2012 và việc chi tiêu cho các vấn đề không thuộc ăn uống cũng tăng lên trong giai đoạn này, mức chi của năm 2012 tăng gấp đôi mức chi của năm 2008. Trong hình 3.10 và 3.11 ta có thể thấy được các khoản chi chi tiết của người dân vùng ĐBSCL trong năm 2012. Các khoản chi này bao gồm 2 khoản lớn đó là chi cho việc ăn uống, hút và phần chi không phải ăn uống, hút. Phần chi ăn uống, hút bao gồm 5 thành phần chính, trong đó chi cho lương thực và thực phẩm là nhiều nhất. Tổng chi cho lương thực và thực phẩm vào năm 2008 là khoảng 269 nghìn đồng/người, và đây là khoản chi có mức tăng mạnh nhất so với các thành phần còn lại của việc chi cho ăn uống, hút. Năm 2012 khoản chi về lương thực và thực phẩm đạt mức 497 nghìn đồng/người, so với năm 2008, khoản chi này đã tăng lên gần gấp đôi, điều đó cho thấy rằng người dân vùng ĐBSCL đang có xu hướng quan tâm hơn về vấn đề chi tiêu ăn uống. Bên cạnh đó, chi cho việc đi ăn ở ngoài cũng tăng lên đáng kể, tăng từ 39 nghìn đồng/người vào năm 2008 lên 143 nghìn đồng/người vào năm 2012, tăng hơn 3 lần so với năm 2008. Điều này chỉ ra rằng, với xu hướng hiện đại hóa thì con người càng cần phải tiết kiệm thời gian hơn cho công việc, vì thế xu hướng chọn đi ăn ở ngoài thay cho việc nấu ăn đang dần phổ biến ở vùng ĐBSCL. Khoản chi về uống, hút và chất đốt chỉ tăng ở mức tương đối nhẹ, năm 2012 khoản chi cho chất đốt chỉ vào khoảng 41 nghìn đồng/người và uống, hút là 40 nghìn đồng/người, cho thấy rằng người dân chưa quan tâm nhiều đến việc này.

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012

Hình 3.10 Khoản chi về ăn uống và hút bình quân hàng tháng của 1 nhân khẩu ở ĐBSCL 127 370 41 143 40 104 284 30 88 32 87 182 19 39 21 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Lương thực Thực phẩm Chất đốt Ăn uống ngoài Uống và hút

2008 2010 2012

34

Khoản chi thứ 2 là chi về các khoản không thuộc việc ăn uống, hút, bao gồm các việc chi về ăn mặc, các dịch vụ thiết yếu khác. Nhìn chung, tất cả các khoản chi đều tăng lên trong giai đoạn 2008 – 2012, điều này cho thấy rằng mức sống người dân ở ĐBSCL đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên cần phải có những giải pháp thích hợp khác để giúp cho đời sống của người dân được tốt hơn, vì mức tăng của các

khoản chi trong giai đoạn này còn tương đối chậm so với khoản chi về ăn uống.

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012

Hình 3.11 Khoản chi về các khoảng không thuộc ăn uống và hút bình quân hàng tháng của 1 nhân khẩu ở ĐBSCL

Khoản chi về đi lại của người dân ở ĐBSCL năm 2008 là vào khoản 69 nghìn đồng/người tuy nhiên sang năm 2012 khoản chi này đã tăng lên gấp đôi, điều này cho thấy rằng khoản chi này tăng khá nhanh vì giá cả của nhiên liệu, tuy nhiên các dịch vụ thiết yếu như chi về y tế, giáo dục vẫn còn ở mức thấp. Năm 2008 khoản chi về y tế là 50 nghìn đồng/người và giáo dục là vào mức 26 nghìn đồng/người, vào năm 2012, các khoản chi này lần lượt là 84 nghìn đồng và 46 nghìn đồng/người. Điều này cho thấy rằng người dân ở vùng ĐBSCL chưa quan tâm đến giáo dục, họ quan tâm đến sức khỏe của họ nhiều hơn, điều này là hiển nhiên vì người dân sống ở vùng nông thôn của ĐBSCL chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, và lĩnh vực này đòi hỏi phải có sức khỏe tốt để thực hiện các hoạt động canh tác. Khoản chi về hoạt động thể thao, giải trí có mức tăng thấp nhất so với các khoản chi còn lại, chỉ tăng lên 5 nghìn đồng/người trong giai đoạn 2008 – 2012. Điều này cho thấy rằng người dân ở vùng quan tâm nhiều hơn đến việc làm nhiều hơn.

Hai khoản chi về nhà ở và vật dụng gia đình được xem là thiết yếu cho mỗi người trong hộ gia đình, mức chi bình quân của 1 nhân khẩu về khoản chi cho nhà ở là 68 nghìn đồng/người năm 2012 tăng gấp 3 lần so với khoản chi năm 2008 và chi về đồ dùng gia đình có phần tăng nhanh hơn chi về nhà ở, điện nước, vào mức

43 68 68 92 84 132 46 11 76 32 38 83 62 125 36 10 63 26 20 54 50 69 26 6 25 0 20 40 60 80 100 120 140 May mặc Nhà ở, điện nước Thiết bị và đồ dùng Y tế Đi lại Giáo dục Thể thao, giải trí Đồ dùng, dịch vụ khác 2008 2010 2012 ĐVT: Nghìn đồng

35

xấp xỉ 100 nghìn đồng/người tăng khoảng 38 nghìn đồng/người, cho thấy rằng đời sống người dân đang dần được cải thiện, các khoản chi về nhà ở và điện nước được xem là khoản chi cố định hàng tháng.

36

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP và CHI TIÊU DÙNG của NGƯỜI dân VÙNG NÔNG THÔN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 33 - 37)