Về phía chính phủ và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP và CHI TIÊU DÙNG của NGƯỜI dân VÙNG NÔNG THÔN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 51 - 53)

- Tích cực tham gia vào chương trình phổ cập điện quốc gia của chính phủ, nhất là đối với những hộ vẫn đang sử dụng nguồn thắp sáng bằng các loại nhiên

5.2.2Về phía chính phủ và chính quyền địa phương

- Như đã phân tích, giá trị nhà là biến số có tác động đến thu nhập, nếu các chính sách tập trung vào việc cải thiện giá trị nhà của người dân vùng nông thôn thì sẽ không hợp lí bởi vì hộ dân không thể mua nhiều căn nhà cùng lúc hay bán căn nhà đang sinh sống nhiều năm để chuyển sang nhà mới vì họ không có đủ khả năng tài chính để làm điều này, vì thế chính quyền địa phương cần quan tâm hơn đến nhóm hộ có thu nhập thấp hay những hộ nghèo, xây dựng những căn nhà tình thương để hỗ trợ cho những hộ này, bên cạnh đó, chính phủ cũng cần phải tăng cường thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo cho người dân thuộc diện nghèo.

- Mở rộng hệ thống ngân hàng, khuyến khích người dân gửi tiết kiệm và tạo các điều kiện thuận lợi cho người dân gởi tiết kiệm như lãi suất ưu đãi, đầu tư xây dựng các phòng giao dịch ở thị trấn của các vùng nông thôn để người dân có thể thuận tiện cho việc đi lại

- Mở rộng mạng lưới điện xuống các ấp các xã ở vùng nông thôn để đảm bảo rằng hộ dân có thể tiếp cận đến nguồn lực này một cách dễ dàng. Xây dựng các trạm biến áp ở các vùng lân cận của thị trấn từ đó phân phối điện sang các ấp và các xã khác.

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công chức nhà nước. Thường xuyên mở các lớp rèn luyện kỹ năng cho cán bộ, đồng thời mở rộng hệ thống tuyển dụng cán bộ viên chức ở vùng nông thôn. Có thể mở rộng bằng cách thường xuyên mở các đợt tuyển dụng theo kỳ hoặc nới lỏng cơ chế tuyển dụng đối với công chức nhà nước nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng đầu vào.

- Cải thiện tiền lương của người lao động làm công để phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Khi cải thiện lượng tiền lương này thông qua các chính sách xã hội như lương hưu, lương cơ bản thì thu nhập của người dân sẽ tăng lên từ đó kéo theo tiêu dùng và đời sống của người dân cũng được cải thiện. - Xây dựng các trường học ở vùng nông thôn, có những chính sách ưu đãi cho các giáo viên giảng dạy ở những vùng này như cấp đất canh tác để cải thiện thu nhập hay đất để ở. Việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ ở các địa phương sẽ làm giảm đi chi phí mà người dân bỏ ra để cho con của họ được đi học.

51

- Xây dựng các khu công nghiệp, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào ĐBSCL để những hộ dân có thể có những lựa chọn về lĩnh vực tham gia để tạo thu nhập.

- Xây dựng các chương trình kế hoạch hóa gia đình, tích cực tuyên truyền lợi ích của việc thực hiện kế hoạch hóa, thực hiện theo đường lối của Đảng, các chính sách về dân số của Việt Nam cho người dân ở vùng nông thôn.

- Cấp đất cho hộ dân sản xuất nông nghiệp. Đất canh tác được xem là có ảnh hưởng đến thu nhập, vì thế khi hộ nông dân được cấp đất canh tác, họ sẽ có thêm một nguồn thu nhập nữa nếu như hộ đang kinh doanh phi nông nghiệp, và hộ cũng sẽ có được lượng thu nhập cao hơn nhờ lượng sản phẩm tăng thêm nếu như hộ sản xuất thuần nông.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân để họ có được những thông tin mới về cách chính sách hỗ trợ của chính phủ cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để người nông dân sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp có thể áp dụng vào thực tiễn.

52

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP và CHI TIÊU DÙNG của NGƯỜI dân VÙNG NÔNG THÔN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 51 - 53)