c) Cộng đồng dân cư và các đoàn thể nhân dân
3.3.2. Nghiêm trị đối với những hành vi lóng phớ, thất thoỏt và tham nhũng
ở nước ta hiện nay tham nhũng trong lĩnh vực ĐT&XD là "tỷ lệ phần trăm" lại quả để được nhận dự án, được nhận thầu cũng như nguyên tắc "cưa đôi" lợi ích khi khai khống khối lượng thực hiện đã trở nên phổ biến, là chuyện ai cũng biết, nhưng khó bị phát hiện bởi vì thiếu bằng chứng.
Trong trường hợp không đủ bằng chứng tham nhũng thì có thể xem xét các thủ tục XDCB, có khuyết điểm gì về quản lý trong quá trình thực hiện dự án và nếu mức độ tầm trọng thì áp dụng các kỷ luật hành chính. Trường hợp cực đoan thì cấp trên có thể công bố đình chỉ dự án để cấp có dự án tiếp tục điều tra các nghi ngờ về tham nhũng và gian lận, kể cả từ các chứng từ gian lận của bên nhận thầu mà truy tìm ngược lại nguồn gốc tham nhũng của công chức, vì rằng muốn có khoản tiền lớn để hối lộ công chức, thì bên nhận thầu nhất định phải gian lận trong thanh toán và quyết toán. Cơ chế kiểm toán là công cụ hữu hiệu để giúp phát hiện sự vi phạm các nguyên tắc, thủ tục quản lý và các gian lận trong đầu tư xây dựng.
Pháp lệnh chống tham nhũng quy định các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về tham nhũng (Điều 31) và Chánh Thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức Bộ, ngành địa phương mình (Điều 32). Như vậy, nghĩa là thanh tra các cấp, các ngành phải phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của các công chức và viên chức, khi nào xét thấy hành vi đó nghiêm trọng ở mức cấu thành tội phạm thì mới chuyển sang cơ quan điều tra.
Việc chấp pháp nghiêm còn do áp lực mạnh mẽ của phương tiện thông tin đại chúng và tinh thần làm chủ của các công dân. Tuy vậy, việc chấp pháp nghiêm phụ thuộc rất nhiều vào năng lực (bao gồm tổ chức, biên chế, trình độ nhân viên và kinh phí) và sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan giám sát và tư pháp.
Tâm lý sợ bị trả thù công khai hoặc gián tiếp làm cho các bên bị thiệt hại và các công dân trung thực không dám tố cáo các hành vi tham nhũng xây dựng. Các công chức thì sợ cấp trên trù úm và đồng nghiệp xa lánh; các doanh nghiệp thì sợ sau này không được giao việc; các ngành các địa phương thì sợ khó nhận được dự án hoặc bị làm khó dễ trong quá trình thực hiện dự án...
Vì vậy, cần tổ chức các kênh khiếu nại tố cáo đủ độ tin cậy và việc xem xét điều tra nhiều khi phải tiến hành dưới dạng kiểm tra việc chấp hành các thủ tục và quy trình đầu tư xây dựng, tiến hành phỏng vấn dư luận cộng đồng hoặc kiểm toán đột xuất.
Việc chấp pháp nghiêm làm cho công chức thấy tham nhũng là những hành vi có nguy cơ bại lộ cao, các doanh nghiệp thấy đưa hối lộ là rủi ro lớn, từ đó mà có tác dụng răn đe thực tế.