Đối với chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu thuy 4043167 (Trang 54)

Chi phí sản xuất chung là loại chi phí gồm nhiều khoản mục cấu thành, nó rất đa dạng và phức tạp. Trong các chi phí khác nhau cấu thành nên chi phí sản xuất chung của sản phẩm xi măng PCB 30 thì chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn 34,14% ; 59,1% tổng chi phí sản xuất chung. Vì vậy ta cần phải có biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí này:

- Chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu là điện mà điện thì giá tương đối cao. Cụ thể giá thấp điểm là 445 đồng/kw, Giá thường là 845 đồng/kw và giá cao điểm sản xuất là 1.615 đồng/kw. Tránh sản xuất vào những giờ cao điểm vì giá điện ở giờ cao điểm cao gấp 3.6 lần so với giờ thấp điểm sẽ dẫn đến giá thành cao. Vì vậy để giảm chi phí điện thì công ty cần tập trung sản xuất vào những giờ thấp điểm để làm giảm giá thành. Đối với đèn thắp sáng không nên dùng đèn cao áp nên sử dụng đèn thắp sáng tiêu hao điện năng ít

- Đối với chi phí vật liệu thì cần phải quản lý chặt chẽ từ khâu đơn giá đến lượng tiêu hao để tránh thất thoát. Nên sử dụng tiết kiệm đúng mức nhằm giảm chi phí sản xuất chung xuống để giảm giá thành.

Ngoài ra để giảm giá thành ta có các cách sau:

- Bão dưỡng máy móc đừng để hư trong quá trình sản xuất. - Tăng năng suất máy.

- Tăng vòng quay vốn. - Giảm thiểu số dư nợ.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Kiên Giang, với nội dung nghiên cứu về Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xi măng PCB 30. Khi tiếp xúc thực tế công tác kế toán và tình hình hoạt động ở Công ty nói chung và phòng kế toán nói riêng, em thấy Công ty có những mặt tốt sau:

- Công ty sử dụng phần mềm kế toán riêng để theo dõi tất cả các chi phí phát sinh và các khoản khác có liên quan.

- Công ty đảm bảo việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở Công ty.

- Tuân thủ các chủ trương, chính sách của nhà nước, sử dụng các chứng từ, hóa đơn, sổ sách theo đúng quy định hiện hành.

- Sổ sách, chứng từ được tổ chức về hình thức cũng như công tác lưu trữ hợp lý, khoa học đảm bảo cho việc hạch toán nhanh chóng cũng như dễ dàng trong việc tìm kiếm số liệu cũ.

- Công tác kế toán rõ ràng, chính xác, cập nhật kịp thời những quy định đổi mới trong ngành. Công ty luôn tạo điều kiện cho các kế toán viên tìm hiểu những quy định mới trong ngành để áp dụng thực hành kế toán tốt và hiệu quả hơn.

- Nhìn chung, Công ty thực hiện tốt công tác quản lý lao động tiền lương và công tác quyết toán chứng từ sổ sách rõ ràng.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tốt công ty còn một số vấn đề hạn chế: - Vẫn còn thiếu đội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn chưa đồng đều.

- Có một vài bộ phận dư thừa nhân viên không cần thiết.

- Do công ty thành lập đã lâu nên có một số máy móc thiết bi lạc hậu chưa được thay thế.

Sau khi học xong những kiến thức lý thuyết kế toán ở trường và giờ đây em được thực hành về công tác kế toán tại Công ty. Qua đó đã giúp em hiểu

nhiều hơn và từ đó đúc kết kinh nghiệm về nghiệp vụ kế toán để sau khi ra trường em sẽ làm tốt hơn công việc của mình. Có được như vậy là nhờ ơn của các Thầy, Cô ở Trường Đại Học Cần Thơ nói chung và Khoa Kinh Tế nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học ở trường. Đặc biệt em cảm ơn Thầy Trần Ái Kết và các Cô, Chú trong Công ty đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành Luân Văn tốt nghiệp, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắn nhưng không tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong được sự giúp đỡ của Quý Thầy, Cô và các bạn.

5.2. Kiến nghị

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Công ty cũng như công tác hạch toán kế toán, em có một số kiến nghị sau:

- Nên áp dụng nhiều phương pháp khấu hao khác nhau đối với những loại tài sản cố định khác nhau tùy thuộc vào đặc tính của từng loại. Chẳng hạn đối với những tài sản có hao mòn vô hình cao thì nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhằm nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư vào tài sản mới.

- Cần quản lý chặt chẽ giá vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh đặc biệt là giá cả của các doanh nghiệp độc quyền.

- Hiện nay tại phân xưởng sản xuất xi măng khâu trộn nguyên liệu bằng thủ công không đồng đều dẫn đến chất lượng xi măng không cao. Vì vậy trong thời gian tới để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty cần tổ chức và giám sát tốt hơn khâu trộn nguyên liệu hoặc có thể trang bị thêm máy trộn nguyên liệu cho phân xưởng. Thường xuyên kiểm tra công đoạn sản xuất từ nguyên liệu đến bao bì đóng gói để tránh sai xót, nhầm lẫn không đáng có.

- Nên vận dụng Marketing vào Công ty, bằng cách xây dựng chính sách chủ động trong quảng cáo và khuyến mãi. Công ty có thể giới thiệu sản phẩm của mình thông qua Internet, báo chí…Công ty nên thường xuyên tổ chức những chương trình khuyến mãi, chiết khấu cho những khách hàng mua với số lượng lớn.

- Để tạo ra ưu thế cạnh tranh trong giá thành và chất lượng sản phẩm, công ty cần phải không ngừng đầu tư thiết bị hiện đại. Đẩy mạnh sản xuất, tận

dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị, tiết kiệm thời gian, không gian, không để thời gian chết, nâng cao năng suất lao động.

- Dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty chưa được khép kín toàn bộ có nhiều công đoạn phức tạp và độc hại thì các đoàn thể phải tăng cường kiểm tra, phối hợp hoạt động và đề ra các giải pháp về An Toàn Lao Động, Vệ Sinh Lao Động và Phòng Chống Cháy Nổ cho toàn Công ty trong thời gian tới.

- Tổ chức huấn luyện, luyện tập, xây dựng thói quen cho người lao động trong vận hành máy móc thiết bị tham gia sản xuất. Thực hiện chế độ trang bị bảo hộ lao động, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe và các chế độ bồi dưỡng độc hại với công nhân lao động theo quy định.

MC LC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ... 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ... 2 1.3.1. Phạm vi về không gian ... 2 1.3.2. Phạm vi về thời gian ... 2

1.3.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu ... 2

1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan ... 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 5

2.1. Phương pháp luận ... 5

2.1.1. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ... 5

2.1.2. Phân loại giá thành sản phẩm ... 7

2.1.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm ... 8

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 25

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ... 25

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ... 26

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG KIÊN GIANG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2005-2007) ... 27

3.1. Khái quát tình hình công ty cổ phần xi măng Kiên Giang ... 27

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ... 27

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ... 28

3.1.3. Công tác tổ chức bộ máy kế toán ... 31

3.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. ... 34

3.3.1. Thuận lợi ... 35

3.3.2. Khó khăn ... 35

CHƯƠNG 4: HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XI MĂNG KIÊN GIANG ... 36

4.1. Một số vấn đề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty ... 36

4.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tháng 12 năm 2007 ... 37

4.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ... 37

4.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ... 38

4.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung... 41

4.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ... 42

4.3. Phân tích tình hình biến động giá thành tại công ty ... 45

4.3.1. Phân tích chung tình hình biến động các khoản mục giá thành xi măng PCB 30. ... 46

4.4. Một số biện pháp giảm giá thành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ... 52

4.4.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ... 52

4.4.2. Đối với chi phí nhân công trực tiếp. ... 53

4.4.3. Đối với chi phí sản xuất chung ... 54

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 55

5.1. Kết luận ... 55

DANH MC SƠ ĐỒ VÀ BIU BNG

SƠĐỒ:

Sơ đồ 1: kế toán nguyên vật liệu trực tiếp ... 15

Sơ đồ 2: kế toán chi phí nhân công trực tiếp ... 17

Sơ đồ 3: kế toán chi phí sản xuất chung ... 21

Sơ đồ 4: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ... 25

Sơ đồ 5: Bộ máy tổ chức Công ty ... 30

Sơ đồ 6: Hình thức chứng từ ghi sổ ... 32

Sơ đồ 7::TTổổcchhứứccpphhòònnggkkếếttooáánnttààiivvụ ... 33ụ Sơ đồ 8: Tổng hợp về giá thành thành phẩm xi măng PCB 30 ... 44

BẢNG Bảng 1: Chi tiết tài khoản 6211 ...38

Bảng 2: Phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 12/2007 ...40

Bảng 3: Phân bổ khấu hao tài sản cố đinh 12/2007 ...41

Bảng 4: Sổ cái TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ...43

Bảng 5: Tổng hợp tồn nhập ...45

Bảng 6: Phân tích chung khoản mục giá thành xi măng PCB 30 ...47

Ph Lc

Phụ lục 1:Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 03 năm qua

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền % Số tiền % 1.Doanh thu 54.093,49 74.725,56 106.081,16 20.632,07 38,14 31.355,6 41,96 2.Các khoản giảm trừ 24,384 0,21 - 24,17 - 99,13 - 0,21 - 100 3.Doanh thu thuần 54.069,10 74.725,35 106.081,16 20.656,25 38,20 31.355,81 41,96 4.Giá vốn hàng bán 47.194,43 66.480,64 96.156,79 19.286,21 1,40 29.676,15 44,64 5.Lợi nhuận gộp 6.874,67 8.244,71 9.924.37 1370,04 19,93 1.679,66 20,37 6.Doanh thu hoạt động tài chính 15,17 12,88 101,90 - 2,29 - 15,09 89,02 691,15 7.Chi phí tài chính 369,77 944,96 833,60 575,19 155,55 - 111,36 - 11,78 8.Chi phí bán hàng 1.073,43 1.676,55 2.586,52 603,12 56,18 909,97 54,27 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.239,89 3.329,56 3.609,65 1.089,67 48,65 280,09 8,41 10.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 3.206,75 2.306,52 2.996,50 - 900,23 - 28,07 689,98 29,91 11.Thu nhập khác 502,59 1.196,20 2.048,13 693,61 138,01 851,93 71,22 12.Chi phí khác 279,20 426,39 1.032,27 147,19 52,72 605,88 142,09 13.Lợi nhuận khác 223,39 769,81 1.015,86 546,42 244,6 246,05 31,96 14.Tổng lợi nhuận trước thuế 3.430,14 3.076,33 4.012,36 - 353,81 - 10,31 936,03 30,42 15.Thuế TNDN 16.LN sau thuế 3.430,14 3.076,33 4.012,36 - 353,81 - 10,31 936,03 30,42

Phụ lục 2:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm xi măng PCB 30

Khoản mục

Lượng tiêu hao Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)

Định mức 12/2007 Tháng 12/2005 Tháng 12/2006 Tháng 12/2007 Định mức 12/2007 Tháng 12/2005 Tháng 12/2006 Tháng 12/2007 Định mức 12/2007 Tháng 12/2005 Tháng 12/2006 Tháng 12/2007 Clink lò quay (Tấn) 5.880,7 2.666,5 4.894,93 5.817,99 721,91 620,8 679,99 721,97 4.245.336 1.655.365,7 3.328.537 4.200.423 Thạch cao (Tấn) 223,3 187,9 200,26 228,87 443,54 417 417,19 443,54 99.042,4 78.354,3 83.547 101.515 Đá puzoland (Tấn) 789 735,7 748,93 791,27 104,76 104,1 104,61 104,76 82.655 76.586 78.352 82.895 Chất trợ nghiền (Kg) 2.410 1.030 1.173 2.381 12,72 28,3 29,39 12,72 30.655 29.149 34.481 30.297 Đá 1x2 (M3) 589,7 511,6 533,73 585,84 59,4 69,5 71 59,4 35.028 35.556 37.932 34.825 Tổng 4.492.716 1.875.011 3.562.849 4.449.955 Nguồn: Phòng kế toán

Phụ lục 3: Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm xi măng PCB 30

Khoản mục

Lượng tiêu hao Đơn giá (1000đ)

Biến động 12/2007 so với định mức (1000đ) Biến động 12/2007 so với 12/2006 (1000đ) Biến động 12/2007 so với 12/2005 (1000đ) Định mức 12/2007 Tháng 12/2005 Tháng 12/2006 Tháng 12/2007 Định mức 12/2007 Tháng 12/2005 Tháng 12/2006 Tháng

12/2007 Lượng Giá Lượng Giá Lượng Giá

Clink lò quay (Tấn) 5.880,7 2.666,5 4.894,93 5.817,99 721,91 620,8 679,99 721,97 -45.271 349 627.671 244.239 1.965.445 588.606 Thạch cao (Tấn) 223,3 187,9 200,26 228,87 443,54 417 417,19 443,54 2.470 0 11.936 6.030,7 17.084 6.074 Đá puzoland (Tấn) 789 735,7 748,93 791,27 104,76 104,1 104,61 104,76 237,8 0 4.429 118,7 5.785 522,2 Chất trợ nghiền (kg) 2.410 1.030 1.173 2.381 12,72 28,3 29,39 12,72 -368,8 0 35.503 -39.691 38.233 -37.096 Đá 1x 2 (m3) 589,7 511,6 533,73 585,84 59,4 69,5 71 59,4 -229 0 3.699 -647,7 5.159 -5.917 Tổng -43.161 349 683.238 210.049 2.031.706 552.189

Một phần của tài liệu thuy 4043167 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)