Khái quát tình hình công ty cổ phần xi măng Kiên Giang

Một phần của tài liệu thuy 4043167 (Trang 27)

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1.1. Sự hình thành và phát triển

Công ty Xi Măng Kiên Giang tiền thân hợp nhất giữa hai Xí Nghiệp Xi Măng Kiên Giang và Khai thác Đá Vôi theo quyết định thành lập số 1131/ QĐ – UB ngày 09 tháng 10 năm 1996 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang.

Thực hiện theo quyết định số 2808/QĐ – UB của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 08 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển Công Ty Xi Măng Kiên Giang thành Công Ty Cổ Phần Xi Măng Kiên Giang và theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 56-03-000033 ngày 27 tháng 12 năm 2004.

Công Ty Cổ Phần Xi Măng Kiên Giang trụ sở giao dịch đặt tại số 298, Quốc Lộ 80, Ấp Lò Bom, Thị trấn Kiên Lương, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang.

Công ty có chức năng tổ chức sản xuất, khai thác và kinh doanh xi măng, đá vôi các loại, xuất và nhập khẩu xi măng, chế biến than đá, những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều đạt mức tăng trưởng khá ổn định.

Công ty hiện có 05 phòng nghiệp vụ, 01 phân xưởng sản xuất xi măng, 01 phân xưởng khai thác đá vôi, với trên 231 cán bộ công nhân lao động có nghiệp vụ và được đào tạo, đảm bảo làm việc đạt năng suất chất lượng. Với tiềm lực mạnh mẽ công ty luôn sẵn sang hợp tác và phục vụ khách hàng trên quy mô rộng lớn, đáp ứng các dịch vụ một cách hoàn hảo nhất.

3.1.1.2. Nhiệm vụ và chức năng hoạt động.

- Nhiệm vụ: Trong thị trường hiện nay, yếu tố cạnh tranh luôn được mọi người quan tâm hàng đầu. Nhân tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh này để giành ưu thế, đó chính là giá cả, chất lượng mặt hàng và quan trọng hơn cả là mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Mà để làm tốt các điều đó thì công ty phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ như sau:

+ Tận dụng tối đa về nguyên vật liệu. giảm sản phẩm hỏng. Khai thác hoặc thu mua nguyên vật liệu ở trong hay ngoài nước với chi phí rẻ nhưng chất lượng được đảm bảo.

+ Quản lý tốt tài sản cố định, cần loại bỏ các máy móc thiết bị kém năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định lên mức tối đa.

+ Chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về an toàn lao động, về phòng chống cháy nổ, về trật tự an toàn lao động và nghiêm chỉnh chấp hành việc nộp thuế theo quy định chung của Nhà nước.

+ Thực hiện tốt chế độ quyết toán kịp thời, chính xác và trung thực.

- Chức năng: Công ty cổ phần xi măng Kiên Giang là 1 doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Công ty là 1 đơn vị hạch toán độc lập, và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty gồm 4 chức năng:

+ Khai thác và kinh doanh đá vôi các loại. + Chế biến than đá

+ Sản xuất kinh doanh xi măng PCB.30 TCVN 6260-1997. + Xuất nhập khẩu xi măng và clinker.

Quy trình sản xuất sản phẩm:

Để sản xuất xi măng các nguyên liệu cần có là: - Nguyên vật liệu chính: Clinker

- Nguyên vật liệu phụ: thạch cao, đá pozoland, đá vôi.

Đá vôi do Công ty tự khai thác để làm nguyên vật liệu sản xuất xi măng, còn các nguyên vật liệu khác công ty đều mua bên ngoài.

Tất cả các nguyên vật liệu trên trộn lại theo tỷ lệ, sau đó đưa vào máy nghiền theo tỷ lệ phối liệu, sau đó vô bao thành thành phẩm

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Tương ứng với quy mô sản xuất và kinh doanh, bộ máy quản lý ở Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Mỗi phân xưởng, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm, thực thi một công việc cụ thể phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc Công ty.

Cơ cấu tổ chức Công ty gồm có Giám đốc, 3 phó Giám đốc cùng 5 phòng ban và 2 phân xưởng.

Sơ đồ 5: Bộ máy tổ chức Công ty ( trang bên) 3.1.2.1. Chức năng và quyền hạn của từng bộ phận

- Giám Đốc: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp, ban hành các quy định, định mức kinh tế kỹ thuật của công ty, khen thưởng, kỹ luật, ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế,…Quyết định tổ chức bộ máy quản lý đúng luật doanh nghiệp. Điều hành đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả.

- Phó Giám Đốc tổ chức Hành chính, Kinh doanh, KCS và Phân xưởng sản xuất xi măng: Giúp Giám đốc điều hành quản lý doanh nghiệp theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, Lãnh đạo thực hiện quản lý hệ thống ISO 9001: 2000. Chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của Phòng tổ chức hành chính, Phòng Kinh doanh, Phòng KCS và phân xưởng sản xuất xi măng.

- Phó Giám đốc phụ trách khai thác đá: Chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của Phân xưởng khai thác đá.

- Trưởng phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về công tác nhân sự của công ty, tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức hành chính quản trị của công ty. Lập kế hoạch tuyển dụng lao động, đào tạo tay nghề cho người lao động. Thực hiện các chính sách chế độ đối với người lao động. Kiểm tra việc chấp hành nội qui, quy định của công ty đối với cán bộ công nhân viên.

- Trưởng phòng kế toán tài vụ: Quản lý công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán. Kiểm tra vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán phù hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm tra kế toán nội bộ, định kỳ lập và gởi báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước. Chỉ đạo trực tiếp công việc của nhân viên trong phòng. Ký duyệt các báo cáo tài chính, tiền lương, chi phí khác trong doanh nghiệp, Không ký duyệt các báo cáo chứng từ không phù hợp của chế độ Nhà nước.

Sơ đồ 5: Bộ máy tổ chức Công ty Ghi chú: Phân xưởng khai thác đá không áp dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000

- Trưởng phòng Kế hoạch vật tư kỹ thuật: Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm, quản lý kế hoạch điều độ sản xuất, chịu trách nhiệm về kế hoạch được duyệt. Chỉ đạo phân công trực tiếp các nhân viên trong phòng, quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật.

- Trưởng phòng Kinh doanh: Xây dựng chiến lược thông tin khách hàng, tổ chức dịch vụ đáp ứng tốt, thỏa mãn yêu cầu khách hàng cả về số lượng, chất lượng, dịch vụ. Quản lý kiểm tra thực hiện theo dõi toàn bộ hợp đồng kinh tế tiêu thụ sản phẩm.

- Trưởng phòng KCS: Kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm, liên hệ trung tâm III ở TPHCM về công tác kiểm định và hiệu chuẩn hóa các thiết bị dụng cụ của phòng. Có quyền yêu cầu phân xưởng sản xuất ngừng hoạt động từng vị trí sản xuất nếu thấy hoạt động đó không đảm bảo chất lượng.

GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc phụ trách khai thác đá Phó Giám đốc phụ trách tổ chức HC, KD, KCS và PXSXXM TP TC hành chính TP Kinh doanh TP KCS QĐ PX SXX M TP Kế hoạch vật tư kỹ thuật TP Kế toán tài vụ QĐ PX Khai thác đá

- Các phân xưởng: Gồm 02 phân xưởng: Sản xuất xi măng và khai thác đá vôi là nội lực trực tiếp sản xuất, ở đây công nhân sử dụng máy móc thiết bị, phương tiện nhằm sản xuất biến đổi các nguyên vật liệu thành sản phẩm hoàn thành.

3.1.3. Công tác tổ chức bộ máy kế toán 3.1.3.1. Hình thức kế toán 3.1.3.1. Hình thức kế toán

Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán dưới giám sát của kế toán trưởng. Kế toán trưởng điều hành phân phối nhiệm vụ cho từng nhân viên, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhân viên kế toán trong phòng và các con số phải được đối chiếu với nhau.

Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:

- Niên độ kế toán: được bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: là tiền đồng Việt Nam.

- Phương pháp kế toán tài sản cố định: Giá trị tài sản cố định thể hiện là nguyên giá ban đầu chưa trừ khấu hao, nguyên giá của tài sản cố định bao gồm các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đó vào sử dụng, những chi phí bảo trì và sữa chữa được ghi vào. Khấu hao tài sản cố định được trích theo quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính số 206/2003 QĐ- BTC ngày 12/12/2003.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền, chi phí nguyên vật liệu bao gồm: Giá mua + chi phí vận chuyển và chi phí quản lý phân xưởng.

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ chi sổ. Hình thức này dể hiểu, rõ ràng, dễ ghi chép và dễ phát hiện sai lầm, giúp cho các kế toán viên dễ dàng trong việc đối chiếu giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp

Các loại sổ kế toán: + Chứng từ ghi sổ + Sổ cái

Sơ đồ 6: Hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú:

Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Đối chiếu, Kiểm tra.

3.1.3.2. Hệ thống tài khoản áp dụng của công ty

Dựa vào đặc điểm sản xuất, qui trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời dựa vào đối tượng hạch toán cụ thể. Công ty đã xây dựng một hệ thống riêng cho việc hạch toán hoạt động tại Công ty dựa trên quyết định 15, thông tư 60 ngày 20/3/2006 của bộ tài chính.

CHỨNG TỪ GỐC

CHỨNG TỪ GHI SỔ

BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN SỔ QUỸ SỔ, THẺ CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP

3.1.3.3. Bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 7:: TTổổ cchhứcức pphhòònngg kkế ế ttooáánn ttààii vvụ ụ

Cơ cấu bộ máy kế toán:

Phòng kế toán đặt dưới sự chỉ đạo toàn diện của Giám đốc Công ty, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của kế toán trưởng.

Với hình thức kế toán tập trung, Công ty đã xây dựng cơ cấu bộ máy kế toán đảm bảo phù hợp với sự tập trung của kế toán trưởng. Bên cạnh đó căn cứ vào tình hình thực tế của công ty, về quy mô sản xuất, khối lượng công việc, yêu cầu quản lý và trình độ của nhân viên kế toán cũng như tình hình nhân sự nên các phần hành kế toán được bố trí ở các bộ phận như sau:

- Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành bộ máy kế toán, thực hiện chức năng nhiệm vụ của công tác kế toán thuộc công ty, tham gia ký kết hợp đồng kinh tế, tính khấu hao tài sản cố định.

- Kế toán tổng hợp: Lập sổ cái, tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính và thực hiện các báo cáo theo yêu cầu của các ngành chức năng..

- Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất và tồn kho vật tư, nguyên, nhiên vật liệu có liên quan đến giá thành trong kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHÓ PHÒNG (KẾ TOÁN TỔNG HỢP) TRƯỞNG PHÒNG (KẾ TOÁN TRƯỞNG) KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN VẬT TƯ NGUYÊN LIỆU KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ QUỶ

- Kế toán tiền lương: theo dõi tài khoản tiền gửi và tiền vay của các ngân hàng, phụ trách kế toán tiền lương, phụ trách kế toán công nợ tài khoản 131.

- Kế toán thanh toán: Lập phiếu thu, phiếu chi, theo dõi tình hình thu, chi , tồn quỹ tiền mặt. Theo dõi các khoản phải thu, phải trả và công nợ nội bộ công ty.

- Thủ quỹ: Thu chi tiền mặt và quản lý tiền mặt chặt chẽ.

3.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. qua.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Kiên Giang năm 2007 hiệu quả hơn những năm trước cụ thể là tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2005 và năm 2006. Với kết quả này cho thấy hoạt động của Công ty đang trên đà phát triển, từng bước đi lên và góp phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Điều này được thấy rõ hơn qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ( phụ lục 1)

Ta thấy năm 2006 doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm so với năm 2005. Tuy nhiên đến năm 2007 ta thấy hoạt động của công ty thay đổi theo chiều hướng khả quan, doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với năm 2006. cụ thể như sau:

- Tổng doanh thu so với năm 2005 và năm 2006 thì năm 2007 doanh thu mang lại cao nhất. Năm 2005 doanh thu đạt 54.093,49 triệu đồng. Năm 2006 doanh thu là 74.725,56 triệu đồng, trong khi năm 2007 doanh thu đạt tới 106.081,16 triệu đồng. Năm 2006 thì doanh thu tăng 20.632,07 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng mức tăng là 38,14%. Năm 2007 tổng doanh thu tiếp tục tăng 31.355,60 triệu đồng hay tốc độ tăng trưởng là 41,96% so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ tăng qua các năm.

- Về lợi nhuận: Năm 2005 Công ty đạt 3.430,14 triệu đồng. Năm 2006 là 3.076,33 triệu đồng. Năm 2007 lợi nhuận đạt 4.012,36 triệu đồng. Năm 2006 lợi nhuận giảm 353,81 triệu đồng, tương ứng mức giảm 10,31% so với năm 2005 nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 tăng 20.632,07 triệu đồng đồng thời các khoản chi phí cũng tăng cụ thể giá vốn hàng bán tăng 19.286,21 triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.089,67 triệu đồng và chi phí khác tăng 147,19 triệu đồng. tuy nhiên đến năm 2007 lợi nhuận tăng đến 936,03 triệu đồng tương ứng mức độ tăng trưởng 30,42% ( phụ lục 1).

3.3. Thuận lợi và khó khăn của công ty năm 2007 3.3.1. Thuận lợi 3.3.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhất là sự chỉ đạo kịp thời sâu sát của Hội Đồng Quản Trị, cùng với sự quyết tâm đoàn kết phấn đấu của toàn thể Cán Bộ Công Nhân Viên trong năm qua nắm bắt giá cả thị trường kịp thời góp phần nâng cao kỹ năng quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có kinh nghiệm, tổ chức sắp xếp lại sản xuất, vận hành xe máy thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

3.3.2. Khó khăn

Trong năm qua giá bán xi măng trên thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long và Thành Phố Hồ Chí Minh tương đối ổn định nhưng sự xuất hiện của nhiều chủng loại xi măng trong và ngoài nước đã tạo nên thị trường cạnh tranh quyết liệt về giá cả, chất lượng sản phẩm, từ thực tế đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm luôn biến động tăng giá là ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.

Do tình trạng thiết bị công nghệ hở, lạc hậu có phần đã cũ và xuống cấp nên ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất.

CHƯƠNG 4

HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XI MĂNG KIÊN GIANG

4.1. Một số vấn đề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty ty

Công Ty Cổ Phần Xi Măng Kiên Giang tổ chức phân loại chi phí theo tính chất kinh tế theo yếu tố sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . + Chi phí nhân công trực tiếp . + Chi phí khấu hao.

Một phần của tài liệu thuy 4043167 (Trang 27)