VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG
2.1. KHÁI NIỆM TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG
Trong tình hình hiện nay, các hoạt động kinh tế, các quan hệ sản xuất, kinh doanh diễn ra hết sức sôi động và đa dạng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cùng với những thành tựu đó còn có không ít những hiện tượng tiêu cực đang hàng ngày, hàng giờ tấn công vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nạn tham nhũng, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, diễn biến phức tạp trên phạm vi rộng lớn gây thiệt hại về nhiều mặt. Trong đó phải kể đến hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Để đưa ra được khái niệm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cần phải làm rõ một số vấn đề sau
"Cố ý làm trái quy định của Nhà nước" tức là cố ý làm không đúng hoặc cố ý không thực hiện những quy định mà Nhà nước đặt ra, trong trường hợp này quy định ở đây là những quy định trong quản lý kinh tế.
"Quản lý kinh tế" để hiểu được vấn đề này, cần phải làm rõ thế nào là
"quản lý" và thế nào là "kinh tế".
Theo Từ điển Tiếng Việt thì "quản lý" được hiểu là tổ chức, điều khiển và theo dõi thực hiện những đường lối của chính quyền quy định [49,tr. 129].
Trong giáo trình quản lý học đại cương thì đưa ra khái niệm quản lý như sau "quản lý là sự tác động có tính chất, có định hướng của chủ thể lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước" [19, tr. 13-14].
"Kinh tế" trong hệ thống pháp luật cũng như trong lý luận về pháp luật ở nước ta hiện nay, còn tồn tại khá nhiều các quan niệm về kinh tế. Kinh tế là phạm trù rất rộng. Nếu xét ở góc độ tổ chức, kinh tế được hiểu là toàn bộ các hoạt động nhằm làm ra của cải và tiêu thụ của cải đó. Xét ở khía cạnh quan hệ xã hội, thì kinh tế là tổng hợp các quan hệ sản xuất (hay quan hệ kinh tế) trong một xã hội cụ thể [33, tr. 88-89] .
Theo giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, thì khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu như sau:
Quản lý nhà nước về kinh tế hay còn gọi là quản lý hành chính kinh tế, là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực của Nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính trên tất cả các lĩnh vực bao gồm tất cả các thành phần kinh tế [46, tr. 116]. Từ đó chúng ta có thể đưa ra khái niệm: Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng như sau: "Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng…".
Tóm lại, sau khi tìm hiểu khái niệm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Giúp chúng ta có thể hiểu được phần nào bản chất của hành vi này. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng chỉ ra được các dấu hiệu pháp lý của tội này. và tất cả các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này sẽ được đi sâu nghiên cứu tìm hiểu trong mục 2.2 của chương này.