Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật

Một phần của tài liệu Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 28 - 30)

điều luật nhẹ hơn.

1.3.2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật điều luật

* Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác

Tại điểm a khoản 2 của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

- Vì vụ lợi là trường hợp người phạm tội vì những lợi ích cục bộ địa phương, cục bộ cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình mà cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Hầu hết những người phạm tội này đều có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

- Động cơ cá nhân khác là ngoài động cơ vụ lợi nói trên, người phạm tội còn vì tình cảm cá nhân, vì nể nang mà cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Động cơ phạm tội là yếu tố thuộc mặt chủ quan, nên người phạm tội thường không thừa nhận, do đó cần phải căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ án, nhất là mối quan hệ giữa người phạm tội với người mà người phạm tội đem lại lợi ích cho họ.

* Có tổ chức

Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng có tổ chức là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Có sự chỉ huy phân công, phân nhiệm một cách cụ thể tạo thành một đường dây phạm tội, một vòng tròn khép kín rất khó phát hiện và xử lý.

* Dùng thủ đoạn xảo quyệt

Dùng thủ đoạn xảo quyệt là trường hợp người phạm tội có những việc làm gian dối một cách thâm hiểm, khó mà lường trước được sự việc. Thông

thường, người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ít dùng những thủ đoạn xảo quyệt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người phạm tội đã tính toán một cách tỉ mỉ trước khi thực hiện hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, nếu như hậu quả xảy ra và bị phát hiện thì trốn tránh được trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho người khác, cho khách quan. Nhiều trường hợp đổ lỗi cho cấp dưới để mình thoát tội.

* Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác

Trong điểm này của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là: gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. Vì vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà các cơ quan tiến hành tố tụng xác định người phạm tội thuộc trường hợp phạm tội nào thì áp dụng tình tiết đó.

- Trường hợp thứ nhất: Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng

Trường hợp phạm tội này không khó xác định, chỉ cần căn cứ vào thiệt hại thực tế do hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế mà người phạm tội thực hiện đã gây ra thiệt hại có giá trị "từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng". Tuy nhiên, thiệt hại này là thiệt hại về tài sản và được xác định từ khi người phạm tội có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây ra. Nếu không phải là thiệt hại về tài mà là những thiệt hại khác được tính ra bằng tiền hoặc tuy đó là thiệt hại về tài sản nhưng không phải do hành vi cố ý làm trái hoặc tuy đó là hành vi cố ý làm trái nhưng không phải là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế thì cũng không thuộc trường hợp phạm tội này.

Đây là một vấn đề khá phức tạp khi áp dụng trong thực tiễn xét xử. Nhiều trường hợp người phạm tội gây thiệt hại về tài sản nhưng lại do nhiều nguyên

nhân, trong đó có nguyên nhân của hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, ngoài ra còn có các nguyên nhân từ các hành vi khác như: thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý hành chính, quản lý trật tự công cộng, quản lý trong các lĩnh vực khác, nhưng khi truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, các cơ quan tiến hành tố tụng thường cộng chung những thiệt hại về tài sản của những nguyên nhân khác để buộc người phạm tội phải chịu.

- Trường hợp thứ hai: Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác

Đây là trường hợp do hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây ra những thiệt hại rất nghiêm trọng khác ngoài thiệt hại về tài sản như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người và những thiệt hại khác.

Một phần của tài liệu Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)