Khách thể của tội phạm

Một phần của tài liệu Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 42 - 59)

Khách thể của tội phạm là hệ thống những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm, hoặc có thể hiểu khách thể của tội phạm là toàn bộ những lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà chủ thể hướng tới. Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong Điều 1 và Điều 8 của Bộ luật hình sự năm 1999. Theo TSKH.PGS. Lê Văn Cảm đưa ra khái niệm khách thể của tội phạm như sau: "Là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định" [14, tr. 349].

Đối tượng tác động của tội này là các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Các quy định của Nhà nước có rất nhiều và thường được thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi muốn xác định một hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế cần phải căn cứ vào một văn bản cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hành vi đó là trái quy định nào, ở văn bản nào của Nhà nước nói chung, các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế được thể hiện dưới dạng các văn bản pháp luật như: Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định… của các Bộ, các Ngành có giá trị áp dụng chung trong phạm vi toàn quốc. Các văn bản do chính quyền địa phương ban hành có giá trị trong phạm vi địa phương trên cơ sở các văn bản của Nhà nước trung ương và không trái với quy định của văn bản trung ương thì cũng được coi là những quy định về quản lý kinh tế.

Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, hàng năm đã gây thiệt hại cho nhà nước nhiều nghìn tỷ đồng. Theo thống kê của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao tội phạm kinh tế mặc dù chỉ chiếm 12% - 15% trong tổng số

tội phạm xảy ra trên toàn quốc nhưng thiệt hại về kinh tế chiếm đa số trong tổng số thiệt hại về tài chính do tội phạm gây ra [57, tr. 131].

Trong đó phải kể đến tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà tội này nó xảy ra ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Do thời gian có hạn nên chúng ta chỉ đi tìm hiểu một số lĩnh vực bị nổi cộm hiện nay.

Một là, trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng

Tài chính - Ngân hàng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế hiện nay, thông qua lĩnh vực này Nhà nước có thể điều tiết sự phát triển của nền kinh tế, đẩy lùi lạm phát, tăng nguồn huy động vốn, mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây là một lĩnh vực có mức độ thiệt hại rất lớn. Trong mấy năm qua, lợi dụng những bất cập trong hệ thống pháp luật ngân hàng, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã gây thiệt hại rất lớn vốn của Nhà nước. Những vi phạm trong lĩnh vực này không chỉ dừng lại ở vi phạm trật tự quản lý nhà nước, vi phạm chế độ kỷ luật ngân hàng, mà còn thể hiện ở mức độ lớn hơn dưới dạng tội phạm kinh tế đặc biệt nghiêm trọng.

Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật làm cơ sở hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự ra đời của hai Luật: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng 12/12/1997 đánh dấu bước hoàn thiện cơ bản về hệ thống pháp luật ngân hàng. Trên cơ sở khung pháp lý bước đầu được hoàn thiện đã tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng dần đi vào ổn định. Những cố gắng của ngân hàng đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, đẩy lùi lạm phát, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng huy động nguồn vốn, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam.

Tuy nhiên lĩnh vực ngân hàng luôn là mục tiêu hướng tới của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Thực tế thời gian qua cố ý làm trái trong lĩnh vực ngân hàng có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp cả về quy mô và tính chất. Tình trạng các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là các ngân hàng cho vay không thu hồi được các khoản nợ, những vụ cố ý làm trái trong lĩnh vực ngân hàng làm ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển nền kinh tế, gây mất lòng tin của nhân dân vào hiệu quả quản lý của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.

Tình trạng nợ quá hạn, thất thoát nhiều tỷ đồng của Nhà nước, ngoài yếu tố rủi ro vốn có xuất phát từ đặc trưng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, phải kể đến nguyên nhân từ thực trạng quản lý chưa hiệu quả của Nhà nước dẫn đến tình trạng cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này. Hàng chục nghìn tỷ đồng chỉ còn trên sổ sách theo dõi, vì nhiều cán bộ ngân hàng vi phạm các nguyên tắc tín dụng, cho vay thế chấp không theo Nghị định của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/99) và Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 25/10/2003 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999. Hiện nay nhiều ngân hàng cổ phần đang lâm vào tình trạng phá sản, trong 52 ngân hàng thương mại cổ

phần chỉ có

6 ngân hàng hoạt động có hiệu quả còn lại làm ăn thua lỗ, đặc biệt có 13 ngân hàng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt của Nhà nước [16].

Với phạm vi hoạt động rộng, đa dạng và phức tạp như vậy nên hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng xuất hiện trong nhiều hoạt động với mức độ và phạm vi khác nhau. Đánh giá về thực trạng cố ý làm trái trong lĩnh vực ngân hàng có thể tập trung ở một số vấn đề sau:

* Cố ý làm trái trong quy định thế chấp, cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng.

Qua tổng kết cho thấy, hầu hết các vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, chiếm dụng vốn vay của

ngân hàng đều thông qua thủ tục cầm cố, thế chấp và dù ít hay nhiều đều có sự tiếp tay, thông đồng của cán bộ tín dụng, nhân viên ngân hàng. Để tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của cán bộ nhân viên ngân hàng trong kinh doanh tín dụng, quy định thế chấp, cầm cố vay vốn đã xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố, thế chấp. Tuy nhiên trong quá trình thực thi nhiệm vụ nhiều cán bộ, nhân viên ngân hàng đã cố ý làm trái vi phạm quy chế, không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình nhằm bảo vệ lợi ích chung. Hành vi vi phạm của họ có thể được xem xét ở mức độ khác nhau sau:

Nhận hồ sơ vay vốn không kiểm tra cụ thể, thay vì nhận bản gốc giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp, họ lại nhận hồ sơ thế chấp là bản photocopy đã sửa chữa qua công chứng, nhận giấy chứng nhận tài sản không phải là của người đi vay.

Sử dụng, khai thác công dụng của tài sản cầm cố một cách trái phép, không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng.

Thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản cầm cố như để hư hỏng, mất mát, kém giá trị. Thậm chí nhân viên ngân hàng còn thông đồng với người vay đánh tráo tài sản cầm cố.

Đặc biệt nghiêm trọng, cán bộ ngân hàng tùy tiện áp dụng việc cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp trái quy định tại Điều 4, Điều 20 Nghị định 178/1999, bằng một loại "tín chấp" mà chỉ có họ mới có thể quyết định được. Thông đồng khách hàng để sửa chữa giấy tờ, tài liệu nhằm hợp thức hóa việc vay vốn.

Ví dụ 6: Nguyễn Văn Hùng là Giám đốc Ngân hàng Công Thương tỉnh Thái Bình, Đã duyệt cho ông Trần Quốc Kiên là anh vợ của Hùng vay không có thế chấp số tiền 350.000.000 đồng. Đến hạn, ông Kiên không có khả năng thanh toán, kiểm tra mới biết ông Kiên đã dùng số tiền vay được buôn bán hàng cấm nên bị bắt [17].

Định giá tài sản thế chấp, cầm cố tùy tiện như: định giá không sát với giá cả thị trường ở địa phương vào thời điểm cầm cố, thế chấp, định giá theo hướng có lợi cho khách hàng nên kết quả định giá không thể làm căn cứ cho việc xác định mức tín dụng tối đa.

Cán bộ tín dụng thực hiện không đúng mức vay tiền trên trị giá tài sản thế chấp, cầm cố, thông thường mức vay cao hơn so với quy định của tổ chức tín dụng. Tùy tiện cho khách hàng được dùng một loại tài sản đã được thế chấp, cầm cố để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ. Trong khi tài sản đó lại không đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật.

Hành vi, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế của cán bộ ngân hàng khá đa dạng. Tuy nhiên những hành vi đó có thể được xem xét từ nhiều mức độ khác nhau. Nhiều cán bộ do thiếu tinh thần trách nhiệm không kiểm tra đầy đủ thủ tục, tài sản đem cầm cố, thế chấp của khách hàng. Để có thể "giúp" cho người vay vốn vi phạm thủ tục cầm cố, thế chấp các nhân viên ngân hàng đã cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế. Hành vi này có thể được thực hiện bởi nhiều lý do: lấy lòng lãnh đạo, để hưởng lợi nhuận do người vay vốn "lại quả". Trong cơ chế "xin- cho" ấy, sự vi phạm thường diễn ra có tính "dây chuyền", thông đồng từ thủ trưởng phê duyệt mức vay đến cán bộ thẩm định, thủ quỹ giải ngân và cán bộ tín dụng…

Ví dụ 7:

Điển hình là vụ EPCO- Minh Phụng với sự thất thoát trên 5000 tỷ đồng, với 18 quan chức ngành ngân hàng phạm tội và phải chịu hình phạt; Tại ngân hàng Công thương Chương Dương (Hà Nội) vi phạm phạm pháp luật lại phát sinh dưới hình thức thông đồng với các công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Lâm và Hợp tác xã Ngọc Lâm (Gia Lâm) làm thất thoát 57 tỷ đồng. Vụ ngân hàng Nông nghiệp Thái Bình 4 cán bộ móc nối với khách hàng làm hồ sơ giả làm thất thoát 6,5 tỷ đồng [34, tr. 7-8].

Ví dụ 8:

Gần đây là vụ xảy ra ở ngân hàng Agribank thua lỗ gần 500 tỷ đồng do hành vi cố ý làm trái của phó giám đốc phụ trách Sở quản lý Hà Đan Huấn, phó giám đốc Nguyễn Anh Tuấn, trưởng phòng kinh doanh ngoại tệ Nguyễn Tuấn Anh. Theo quy định của Sở quản lý về quy trình giao dịch mua - bán với các đối tác thì Phó giám đốc (Sở quản lý) không được trực tiếp giao dịch, mà việc giao dịch do cán bộ giao dịch lập phiếu giao dịch, vào sổ và chuyển phụ trách Phòng kinh doanh ngoại tệ ký kiểm soát rồi trình lãnh lãnh đạo phê duyệt. Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối năm 2004, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Sở quản lý đã trực tiếp giao dịch trên máy hoặc chỉ đạo cán bộ Phòng kinh doanh ngoại tệ giao dịch mua bán với số lượng lớn. Cụ thể ngày 22 và 23/12/2004, có 2 giao dịch mua 30 triệu euro, ngày 24/12/2004 thực hiện 4 giao dịch mua 30 triệu euro. Những giao dịch này đã cố tình vi phạm nghiêm trọng quy định của chính Sở quản lý về quy trình nghiệm vụ. Rõ ràng ông Nguyễn Anh Tuấn đã có dấu hiệu của tội cố ý làm trái, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng [10].

Nhìn chung, trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Do vậy cần phải có những quy định hết sức cụ thể và nghiêm khắc để phát hiện và xử lý kịp những hành vi cố ý làm trái trong lĩnh vực này, nhằm ổn định nền tài chính của đất nước.

Hai là, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

Xây dựng cơ bản là quá trình thực hiện tái sản xuất đơn giản và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân thuộc các lĩnh vực sản xuất vật chất cũng như phi sản xuất vật chất bằng các hình thức xây dựng các công trình. Nó là lao động của toàn xã hội tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, là nơi ở và là nơi diễn ra cuộc sống văn hóa cho mọi người, thể hiện sự tiến lên và phồn vinh của đất nước. Xây dựng cơ bản là một khâu

trong hoạt động đầu tư xây dựng, nó giữ vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi gia đình và sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân đối với bất kỳ quốc gia nào.

Thực hiện đường lối về phát triển kinh tế, trong những năm qua Chính phủ đã đầu tư vốn cho xây dựng cơ bản chiếm khoảng 30 - 35% GDP. Trong năm năm 2001- 2005 vốn đầu tư trong toàn xã hội đạt khoảng 50 tỷ USD, trong đó riêng vốn ngân sách nhà nước đầu tư khoảng 35 tỷ USD. Hàng chục công trình của Nhà nước đã được đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng, cải tạo, như quốc lộ 1A; đường Hồ Chí Minh; thủy điện Sơn La; khu lọc dầu Dung Quất; khu công nghiệp khí, điện, đạm Cà Mau; các công trình phục vụ SEA games 22…

Những công trình nói trên cùng với hàng trăm công trình khác đã làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quan trọng bảo đảm cho kinh tế xã hội của đất nước và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội.

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được thì tình hình vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng xảy ra ngày càng nhiều, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thất thoát nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước. Theo báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội, trong số 1.505 dự án về xây dựng được kiểm tra, có 176 dự án vi phạm quy định về việc thẩm định dự án; 198 dự án, công trình vi phạm quy chế đấu thầu; 802 dự án, công trình xây dựng sai thiết kế, sai chủng loại vật tư, thiết bị, không phê duyệt khối lượng phát sinh vi phạm các quy định về thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng, về quản lý chất lượng, nghiệm thu, thanh toán công trình; 415 dự án, công trình vi phạm về thiết kế, khảo sát; 720 dự án, công trình vi phạm trong giai đoạn đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

Trong 2 năm 2002- 2003, thanh tra chuyên ngành xây dựng đã tổ chức thanh tra 31 dự án xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 17.300 tỷ đồng, thì cả 31 dự án đều có sai phạm với số tiền thất thoát, lãng phí lên đến 2.070 tỷ đồng.

Từ năm 2001 đến nay, lực lượng công an đã liên tục phát hiện, điều tra nhiều vụ án tham nhũng, cố ý làm trái lớn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước như; vụ xây dựng khu vui chơi giải trí Thủy cung Thăng Long - Hà Nội; vụ xây dựng tuyến đường Nậm Pục - Pắc Ma của huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu; vụ Lã Thị Kim Oanh và đồng bọn ở Công ty Tiếp thị và Thương mại nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vụ tham ô, cố ý làm trái tại Công ty Dịch vụ

Một phần của tài liệu Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 42 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)