Công tác xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 87 - 92)

- Về chủ thể:

3.2.1.Công tác xây dựng pháp luật

19 Các loại tội phạm về ma túy 6,44 14,15 20 Các loại tội phạm khác 20,35 21,

3.2.1.Công tác xây dựng pháp luật

Xây dựng pháp luật là một trong những nhiệm vụ rất cấp bách, bởi pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện việc quản lý nhà nước về kinh tế. Song trên thực tế, sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật lại chưa được hoàn thiện. Những yêu cầu mới của cơ chế quản lý đòi hỏi pháp luật phải đầy đủ, kịp thời, đồng bộ. Trong những năm qua, hệ thống pháp luật của nước ta, nhất là pháp luật trong lĩnh vực kinh tế nói chung và hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế nói riêng lại vẫn ở tình trạng vừa thiếu, không đồng bộ, chồng chéo…

Thứ nhất: Ngay trong tội danh của điều luật cũng chưa phù hợp, "Tội cố ý làm trái những quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Để cấu thành tội này người phạm tội phải gây thiệt hại từ đủ một trăm triệu đồng trở lên mới được coi là gây hậu quả nghiêm trọng, đây là yếu tố định lượng mà các nhà làm luật đưa ra đối với tội này. Trường hợp nếu người gây thiệt hại dưới một trăm triệu đồng, phải có điều kiện "đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng", trong trường hợp này không cần thiết phải để cụm từ là "gây hậu quả nghiêm trọng". Vì ngay trong tên điều luật đã thể hiện điều này "Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" rõ ràng là không phù hợp với điều văn của điều luật.

Thứ hai: Đây là một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế,

như trong điều luật quy định "Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng". Để cấu thành tội này người phạm tội phải gây ra thiệt hại cho Nhà nước từ đủ một trăm triệu đồng trở lên, so với thời buổi nền kinh tế hiện nay nếu là doanh nghiệp làm ăn kinh tế thì gây thiệt hại một trăm triệu đồng là vấn đề rất nhỏ, so với tình hình tài chính của các doanh nghiệp hiện nay. Còn đối với các cơ quan hành chính nhà nước mỗi năm ngân sách nhà nước cấp, nếu cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thiệt hại một trăm triệu đồng so với kinh phí Nhà nước cấp hàng năm thì không nhỏ chút nào. Chúng ta thử tính phép tính đơn giản nếu quy ra thóc lúa mà nông dân làm ra, thì một trăm triệu hiện nay tương đương hơn 30 tấn thóc. Do vậy vấn đề định lượng gây thiệt hại đủ một trăm triệu mới đủ yếu tố cấu thành tội này là chưa hợp lý so với nền kinh tế

hiện nay. Theo tôi, cần phải điều chỉnh vấn đề định lượng thấp hơn so với quy định hiện nay là một trăm triệu đồng thì hợp lý hơn.

Vấn đề định lượng của cấu thành cơ bản của tội này, các nhà làm luật quá cứng nhắc trong vấn đề này. Bởi vì, gây thiệt hại đến một trăm triệu đồng ở thời điểm đó thì hợp lý và được coi là gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng trong thời buổi nền kinh tế thị trường hiện nay đồng tiền liên tục bị mất giá thì liệu thiệt hại gây ra như vậy có nghiêm trọng không. Các nhà làm luật nên quy đổi sang giá trị của tài sản nào đó thì hợp lý hơn, vì giá trị tài sản biến động theo giá cả thị trường của nền kinh tế. Trong trường hợp này có thể lấy mức lương cơ bản làm căn thước đo gây thiệt hại của tội này là hợp lý.

Thứ ba: Tại điểm "a" khoản 2 của tội này vẫn chưa hợp lý. Theo điểm

a khoản 2 điều luật hiện nay quy định.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

Nếu một người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng mà thuộc khoản 1 của điều luật quy định thì cũng thuộc luôn khoản 2 điểm a. Vì điểm a khoản 2 quy định

"vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác", như chúng ta đã biết người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hoàn toàn là do lỗi cố ý, bởi ngay tên điều luật đã thể hiện. Mà chúng ta đã biết người thực hiện hành vi do lỗi cố ý là biết trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhìn thấy trước được hậu quả xảy ra mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra. Do vậy, người thực hiện tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây nhậu quả nghiêm trọng, chắc chắn vì mục đích vụ lợi, hoặc nếu không vì vụ lợi cũng là vì động cơ cá

nhân nào khác. Như vậy cần phải sửa đổi điểm a khoản 2 cho phù hợp, tránh tình trạng quy định như hiện nay sẽ dẫn đến gian lận trong quá trình xét xử. Cũng một hành vi như vậy xử ở khoản 1 cũng đúng, mà để ở điểm a khoản 2 cũng không sai.

Thứ tư: Tại khoản 4 của điều luật quy định "Người phạm tội có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm". Theo điều luật quy định

"người phạm tội có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản", trong trường hợp này điều luật hoặc cần phải có văn bản giải thích rõ, trong trường hợp nào thì bị tịch thu một phần tài sản, trường hợp nào thì bị tịch thu toàn bộ tài sản. Điều này phải dựa vào điều kiện thực tế

+ Trường hợp nếu thực tế chỉ chứng minh được tài sản của người phạm tội một phần có được là do từ việc thực hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, thì trường hợp này chỉ áp dụng hình thức "tịch thu một phần tài sản" do thực hiện hành vi phạm tội mà có là hợp lý.

+ Trường hợp nếu toàn bộ tài sản mà người đó có được từ việc thực hiện hành vi phạm tội, trường hợp này cần phải áp dụng hình phạt bổ sung

"tịch thu toàn bộ tài sản" là hoàn toàn hợp lý.

+ Cần phải có văn bản hoặc trong điều luật giải thích rõ, trường hợp nào thì người phạm tội bị "cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định", hình thức phạt bổ sung này nên áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.

Thứ năm: Nên đưa hình thức phạt tiền vào hình phạt chính, hoàn toàn

phù hợp với quan điểm chỉ đạo sử đổi Bộ luật hình sự. Trong tình hình hiện nay, việc mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền với tư cách cũng là một

trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhất là đối với các tội phạm về kinh tế, trật tự quản lý hành chính..., thì ngoài hình phạt tù, cần cân nhắc việc áp dụng biện pháp xử phạt về kinh tế, trong đó có việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Một điều rõ ràng rằng, vì lợi ích của cả xã hội nói chung và của cá nhân người phạm tội nói riêng, thì chỉ áp dụng hình phạt tù trong trường hợp thật sự cần thiết. Hay nói cách khác không nên bỏ tù nếu như còn có biện pháp khác vẫn bảo đảm được mục đích của hình phạt, vừa có lợi cho xã hội, vừa có lợi cho công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Trong tội này cần phải có văn bản giải thích rõ thiệt hại như thế nào hoặc số lượng là bao nhiêu thì được coi là hậu quả "rất nghiêm trọng" - "đặc biệt nghiêm trọng".

Thực tế trong những năm qua cũng cho thấy, những kẻ phạm tội này đã lợi dụng những quy định chưa chặt chẽ, về tài chính - tiền tệ, về ngân sách nhà nước, về thống kê, kế toán…để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Do vậy cần xây dựng và hoàn thiện luật về ngân sách nhà nước, quy định các quy phạm về việc thu, chi ngân sách nhà nước, về lập và dự toán ngân sách nhà nước, về chấp hành kiểm tra, thanh tra, quyết toán phân cấp quản lý nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện luật kế toán, thống kê, luật thanh tra, kiểm tra, luật về cấp phát và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước. Đi đôi với luật kinh tế, luật doanh nghiệp và các luật khác cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về kinh tế. Cũng cần nghiên cứu tiếp tục sửa đổi về tội này trong luật hình sự cho phù hợp với tình hình thực tế từng thời kỳ. Hành vi cố ý làm trái cũng diễn ra với nhiều hình thức, khá phức tạp. Hệ thống hình phạt đối với tội này còn quá nhẹ, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tế.

Ngoài một số vấn đề liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, để hoàn thiện các quy phạm về tội cố ý làm trái những quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Còn phải đề cập đến công tác áp dụng và thực thi pháp luật về hành vi này.

Một phần của tài liệu Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 87 - 92)