TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM

Một phần của tài liệu Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 26 - 27)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những mặt tích cực, năng động do nền kinh tế thị trường mang lại, thì mặt trái của cơ chế thị trường cũng tác động đến đời sống xã hội, do đó, tình hình vi phạm pháp luật cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, trong đó có tội cố ý làm trái những quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhằm đáp ứng kịp thời công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng vẫn được giữ lại tại Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999 để không bị lọt các hành vi phạm tội mà chúng ta chưa thể lường hết được trong hoạt động quản lý kinh tế hiện nay.

Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng, hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, giữa Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự mới năm 1999 có một số điểm mới. Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định rõ ràng hơn so với Bộ luật hình sự cũ năm 1985 một số vấn đề cơ bản sau.

Một phần của tài liệu Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)