Tiền lãi được ấn định cho việc bồi thường thiệt hại thường là đủ để bồi thường hậu quả của việc chậm thanh toán gây ra. Tuy nhiên, nếu như việc chậm thanh toán này còn gây ra những thiệt hại tiếp theo, thì
bên bị thiệt hại có thể được nhận khoản tiền bồi thường tiếp theo, với điều kiện bên này phải chứng minh được là có thiệt hại và đáp ứng những yêu cầu về tính chắc chắn và dự liệu trước được Khoản (3).
Ví dụ
A - ký kết hợp đồng vay với B - một công ty tài chính về việc cải tiến nhà máy ở Singapo. Mục đích sử dụng khoản tiền vay nói trên được quy định rõ trong hợp đồng vay. Khoản tiền này đã chuyển chậm hơn ba tháng so với thoả thuận. Trong thời gian đó, chi phí cải tiến nhà máy đã tăng gấp mười lần. A được quyền đòi bồi thường thiệt hại về khoản chênh lệch chi phí sửa chữa nhà máy so với giá sửa chữa ban đầu.
Điều 7.4.10(Tiền lãi từ khoản tiền bồi thường thiệt hại)
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, tiền lãi từ khoản bồi thường thiệt hại do không thực hiện nghĩa vụ (không phải nghĩa vụ thanh toán) phát sinh bắt đầu từ thời điểm không thực hiện.
BÌNH LUẬN
Điều 7.4.10 xác định thời điểm phát sinh tiền lãi về việc bồi thường thiệt hại khi một bên vi phạm những nghĩa vụ khác với nghĩa vụ thanh toán. Trong trường hợp như vậy, tại thời điểm vi phạm, khoản tiền thiệt hại thường vẫn chưa xác định được bằng tiền. Việc ấn định này chỉ được xác định sau khi xảy ra thiệt hại, hoặc bằng thoả thuận giữa các bên, hoặc do toà án quy định. Điều 7.4.10 ấn định thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán tiền lãi là ngày xảy ra thiệt hại. Cách giải quyết này là thích hợp nhất trong thương mại quốc tế, vì thường một doanh nhân luôn muốn quay vòng số vốn lưu động của mình. Vì vậy giá trị tài sản của bên bị thiệt hại đã bị giảm rút từ khi phát sinh thiệt hại, trong khi đó bên bị vi phạm vẫn tiếp tục được hưởng lợi về khoản tiền lãi của số tiền bồi thường mà bên này phải trả. Vì thế khoản được lợi này phải trả cho bên bị thiệt hại. Tuy nhiên, khi xác định giá trị thiệt hại, thì cần phải lưu ý đến vấn đề là khoản tiền bồi thường thiệt hại phải được tính kể từ ngày xảy ra thiệt hại, nhằm tránh trường hợp phải bồi thường gấp đôi, ví dụ như khi đồng tiền thanh toán bị mất giá. Điều 7.4.10 không đề cập đến tỷ lệ lãi suất kép (lãi chồng lên lãi), ở một vài nước chính phủ có quy định về việc hạn chế tỷ lệ lãi suất kép, nhằm bảo vệ cho bên vi phạm không bị bồi thường quá nhiều.
Điều 7.4.11( Phương thức thanh toán tiền bồi thường thiệt hại)
1.Tiền bồi thường thiệt hại được trả một lần với khoản cố định. Tuy nhiên, có thể trả làm nhiều lần, khi tính chất của thiệt hại cho phép cách thức bồi thường này.
2.Tiền bồi thường thiệt hại trả làm nhiều lần có thể được cộng thêm hệ số trượt giá. BÌNH LUẬN
1.Trả một lần hoặc trả theo kỳ vụ.
Mặc dù Điều 7.4.11 không ấn định một quy tắc ấn định về phương pháp thanh toán tiền bồI thường thiệt hại, vì việc thanh toán trong một lần hay trọn gói thường được coi là cách thanh toán hữu hiệu nhất trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, cũng có trường hợp việc thanh toán làm nhiều lần được coi là thích hợp, do bản chất của thiệt hại đó, ví dụ như đối với những thiệt hại còn tiếp diễn.
Ví dụ
1.B ký hợp đồng với A - một nhà tư vấn để kiểm tra độ an toàn của nhà máy. A đã thiệt mạng trong chuyến bay đến nhà máy của B, B sẽ phải chịu trách nhiệm về tai nạn này. A để lại hai con, một 12 tuổi và một 8 tuổi. Để bồi thường thiệt hại cho gia đình của A, B phải chu cấp hàng tháng tiền nuôi dưỡng hai đứa trẻ cho đến lúc chúng trưởng thành.
2.A ký hợp đồng với B để làm tư vấn an toàn lao động trong thời gian 3 năm. Khoản tiền thù lao là 0,5% của sản lượng. Sáu tháng sau B đơn phương chấm dứt hợp đồng và sa thải A. Khi này có thể yêu cầu B trả khoản tiền lương hàng tháng tương đương với số tiền lương đã thoả thuận cho đến khi A tìm được việc làm mới, nhiều nhất là trong 30 tháng. Để tránh quá trình tính toán phức tạp về bồi thường thiệt hại, nhất là khi tính đến yếu tố lạm phát, Khoản (2) Điều 7.4.11 quy định một hệ số chung để tính khoản tiền bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, luật một số nước ngăn cấm việc tính toán bồi thường thiệt hại theo hệ số.
Ví dụ
3. Tương tự như ví dụ 1, tiền chu cấp hàng tháng có thể được cộng với hệ số trượt giá hàng tiêu dùng tại nơi hai đứa bé đang sinh sống.
Điều 7.4.12(Đồng tiền để tính thiệt hại)
Thiệt hại được tính hoặc bằng đồng tiền quy định trong điều khoản thanh toán của hợp đồng, hoặc bằng đồng tiền tại nơi thiệt hại phát sinh, tuỳ trường hợp cụ thể.
BÌNH LUẬN
Thiệt hại được phát sinh từ việc vi phạm một hợp đồng thương mại quốc tế có thể xảy ra ở nhều nơi khác nhau và do vậy nảy sinh vấn đề là đồng tiền nào được chọn cho việc bồi thường thiệt hại. Vấn đề trên đã được giải quyết trong Điều 7.4.12 và cần được phân biệt với vấn đề đồng tiền thanh toán khi có thiệt hại được trình bày ở Điều 6.1.9. Điều 7.4.12 cho phép các bên lựa chọn giữa đồng tiền có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng và đồng tiền của nơi xảy ra thiệt hại, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Trường hợp thứ nhất không cần giải thích gì thêm, tuy nhiên trường hợp thứ hai cần lưu ý rằng bên bị thiệt hại có thể phải chi trả khoản tiền nhằm khắc phục thiệt hại nơi tại xảy ra thiệt hại. Khi đó, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng đồng tiền tại nơi xảy ra thiệt hại, mặc dù nó không phải là đồng tiền thanh toán theo hợp đồng. Một loại đồng tiền khác cũng có thể được áp dụng là đồng tiền theo đó lợi tức của hợp đồng có thể được phát sinh. Sự lựa chọn này tuỳ thuộc vào bên bị thiệt hại, với điều kiện là các bên phải tôn trọng nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại. Sau cùng, cần lưu ý rằng nếu như không có thoả thuận gì khác trong hợp đồng, thì một bên có quyền yêu cầu được trả khoản tiền bồi thường và khoản tiền lãi phát sinh từ thiệt hại, cũng như tiền phạt vi phạm bằng cùng một loạt đồng tiền thanh toán theo hợp đồng.
Điều 7.4.13(Khoản tiền bồi thường được ấn định trước cho việc vi phạm hợp đồng)
1.Khi hợp đồng có một điều khoản quy định bên không thực hiện nghĩa vụ phải trả một khoản tiền bồi thường cố định cho bên bị thiệt hại do việc không thực hiện, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu số tiền đó bất kể mức độ thiệt hại thực tế như thế nào.
2.Tuy vậy, khoản tiền bồi thường cố định trên đây có thể được giảm, nếu nó vượt xa mức độ thiệt hại thực tế và những chi tiết khác gây ra do việc không thực hiện nghĩa vụ.
BÌNH LUẬN
1.Xác định việc thanh toán đã được thoả thuận khi vi phạm hợp đồng.
Điều 7.4.13 đưa ra một số quy tắc được áp dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế, theo đó các bên có thể thoả thuận trước về khoản tiền phải trả khi không muốn hay không thể thực hiện hợp đồng, thoả thuận này được định nghĩa bằng nhiều danh từ ( bồi thường thiệt hại được ấn định theo luật Anglo Saxon), hoặc tiền phạt vi phạm ( các điều khoản về phạt vi phạm), hoặc cả hai.
2.Hiệu lực của điều khoản về bồi thường thiệt hại được quy định trước trong hợp đồng.
Luật pháp các nước thường quy định rất khác nhau về hiệu lực của vấn đề này, từ việc chấp nhận chúng như ở các nước theo hệ thống luật dân sự, theo đó toà án có thể hay không có thể xem xét lại về những điều khoản này, cho đến việc bác bỏ những điều khoản này trong hệ thống luật chung Anglo Saxon, nếu chúng được lập với mục đích là những điều khoản về phạt vi phạm.
Để tìm tiếng nói chung trong những hợp đồng thương mại quốc tế, Khoản(1) của Điều 7.4.13 theo nguyên tắc công nhận hiệu lực của bất kỳ điều khoản nào, theo đó nếu một bên không thực hiện sẽ phải thanh toán một khoản tiền cho bên bị thiệt hại như là việc vi phạm hợp đồng, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu đòi được chi trả số tiền đã được thoả thuận, bất kỳ thiệt hại thực tế đã xảy ra như thế nào. Bên vi phạm không được quyền viện dẫn rằng bên bị thiệt hại không chịu thiệt hại nào, hoặc chịu một thiệt hại ít hơn so với khoản tiền này.
Ví dụ
1. A là một cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Brazil, được thuê huấn luyện đội bóng B của Úc trong ba năm, với mức lương hàng tháng là 10.000 AUD. Trong hợp đồng có điều khoản qui định rằng A có quyền được lĩnh 200.000 AUD khi bị sa thải vô cớ. Sau đó sáu tháng, A đã bị sa thải vô cớ. A có quyền được yêu cầu B trả số tiền đã thoả thuận này. Thậm chí nếu ngay sau đó A được một đội tuyển bóng đá khác thuế với mức lương gấp đôi giá của B. Thông thường, việc không thực hiện phải nằm trong phạm vi bên không thực hiện chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, bởi lẽ khó mà chấp nhận việc một bên phải nộp tiền bồi thường cho những sự việc anh ta không phải chịu trách nhiệm , ví dụ như trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, các bên cũng có thể thoả thuận trong hợp đồng một bên phải thanh toán một khoản một khoản tiền nhất định trong bất cứ trường hợp nào khi họ không thực hiện hợp đồng, kể cả khi bất khả kháng.