Những yếu tố liênquan đến quá trình giải thích hợp đồng

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 45 - 46)

Điều 4.3 chỉ ra những yếu tố cần phải lưu ý khi áp dụng cách giải thích "chủ quan" cũng như cách giải thích "khách quan" theo Điều 4.1 và Điều 4.2. Những yếu tố được liệt kê ở trên chỉ là những yếu tố quan trọng nhất và tất nhiên không bao gồm tất cả các yếu tố cần được xem xét.

2. So sánh những yếu tố "chung" và những yếu tố "riêng"

Trong số những yếu tố được liệt kê ở Điều 4.3, có một số yếu tố liên quan đến mối quan hệ riêng giữa các bên trong hợp đồng, trong khi đó các yếu tố khác có tính chất chung hơn mà trong bất cứ giao dịch nào phải được xem xét trong từng trường hợp cụ thể, ba yếu tố đầu có tầm quan trọng hơn trong việc áp dụng cách giải thích "chủ quan".

Ví dụ

1. Hợp đồng viết sách giữa A và B - nhà xuất bản, ghi rõ rằng quyển sách này sẽ nên được viết khoảng 300 trang. Trong suốt quá trình đàm phán về viết sách, B bảo đảm với A rằng việc qui định số lượng trang xấp xỉ này là cần thiết về mặt hành chính, và A không buộc phải theo đúng số trang qui định trên, và có thể viết nhiều hơn nếu thật sự cần thiết. A nộp bản thảo khoảng 500 trang cho B. Như vậy, khi giải

thích ý nghĩa của yêu cầu "khoảng 300 trang" cần được xem xét vào những cuộc đàm phán ngay từ đầu giữa các bên về giới hạn số trang viết. Xem Điều 4.3(a).

2. A - một nhà xuất bản người Canada, và B - một nhà bán lẻ Mỹ, đã giao kết một số hợp đồng về giao nhận kính mắt với giá luôn được tính bằng tiền dollar Canada (CAD). A lập một đơn chào hàng mới gửi cho B chi ghi giá bằng "dollar" mà không ghi cụ thể dollar nước nào, nhưng ngầm ý là CAD. Trong trường hợp không ghi trong hợp đồng, thì cách giải thích của A sẽ thắng thế.Xem Điều 4.3(a). Trong những yếu tố còn lại ghi trong Điều 4.3, nghĩa là về tính chất và mục đích của hợp đồng (d), về ý nghĩa thông thường của những điều khoản trong hợp đồng và những qui ước trong lĩnh vực thương mại (e), và về tập quán (f) là quan trọng nhất, tuy không phải là duy nhất để xác định, trong việc áp dụng cách giải thích "khách quan". Tiêu chuẩn ở Mục (e) và (f) thoạt đầu có vẻ trùng lắp. Nhưng nghiên cứu kỹ, có thể thấy sự khác biệt giữa các mục này: "tập quán" chỉ được áp dụng nếu như chúng thoả mãn những yêu cầu được trình bày ở Điều 1.8, trong khi "ý nghĩa thông thường của những điều khoản trong hợp đồng và những qui ước trong lĩnh vực thương mại (e), và về tập quán (f) là quan trọng nhất. Tuy nhiên không phải là duy nhất để xác định, trong việc áp dụng cách giải thích "khách quan". Tiêu chuẩn ở Mục (e) và (f) thoạt đầu có vẻ trùng lắp. Nhưng nghiên cứu kỹ có thể thấy sự khác biệt giữa các mục này" "tập quán" chỉ được áp dụng nếu như chúng thoả mãn những yêu cầu được trình bày ở Điều 1.8 trong khi "ý nghĩa thông thường của những điều khoản trong hợp đồng và những qui ước trong những lĩnh vực thương mại liên quan" thì được xem là hợp lý, ngay cả khi cá biệt của ngành thương mại, khi mà một bên hay thậm chí không có bên nào thuộc về ngành thương mại này, miễn là qui ước hoặc điều khoản có liên quan này mang tính điển hình trong ngành thương mại đó.

Ví dụ

3. A và B giao kết một hợp đồng về bán dầu lửa với giá là 20,5USD một thùng. Sau đó, các bên không nhất quán về kích cỡ của thùng sẽ được sử dụng, A muốn là loại thùng 42 gallon theo tiêu chuẩn quốc tế, còn B muốn loại thùng 36 gallon theo hệ thống đo lường của Anh quốc. Nếu như không có chỉ dẫn nào khác trong hợp đồng, thì cách hiểu của A có vẻ đúng hơn, bởi vì trong ngành buôn bán quốc tế về dầu lửa thì tập quán buôn bán qui định là thùng 42 gallon theo tiêu chuẩn quốc tế. Xem Điều 4.3(1). 4. A - là chủ tàu, ký một hợp đồng thuê tàu với B để vận chuyển ngũ cốc, hợp đồng này có một điều khoản soạn sẵn rằng: thời gian xếp dỡ của tàu là sau khi tàu cập cảng đến và được bắt đầu từ lúc "trao thông đạt sẵn sàng của thuyền trưởng (notice of readiness) dù tàu đã cập cầu tàu hay chưa". Sau đó, nếu các bên có tranh chấp về ý nghĩa của điều khoản này, và nếu như không có qui định khác trong hợp đồng, thì cần phải lưu ý đến ý nghĩa thông thường trong hợp đồng vận tảI biển vì điều khoản này là một điều khoản điển hình trong các hợp đồng vận tải biển. Xem Điều 4.3(e).

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 45 - 46)