Nghĩa vụ của bên bị thiệt hạ

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 77)

Khi bên bị thiệt hại nhận được thông báo về việc sửa chữa, khắc phục, thì phải cho phép tiến hành hoạt động sửa chữa, khắc phục và theo qui định trong Điều 5.3, phải có nghĩa vụ hợp tác với bên gây ra thiệt hại. Ví dụ, bên này phải cho phép bên gây thiệt hại tiến hành các biện pháp kiểm tra cần thiết để thi hành việc sửa chữa, khắc phục. Nếu bên bị thiệt hại từ chối việc sửa chữa, khắc

phục, mọi thông báo về việc chấm dứt hợp đồng do bên này đưa ra sẽ bị vô hiệu. Hơn nữa, bên bị thiệt hại có thể không có quyền yêu cầu các biện pháp xử lý cho bất kỳ khuyết tật nào của hợp đồng, mà có thể được sửa chữa, khắc phục theo thông báo của bên gây thiệt hại.

Ví dụ

3. A đồng ý xây dựng một lán trại trên đất của B, để bảo về các máy móc của B tránh mưa nắng. mái nhà được xây dựng trong tình trạng có khuyết tật. Trong cơn bão, nước rò rỉ vào trong lán và làm hỏng máy móc của B. B gởi thông báo yêu cầu chấm dứt hợp đồng. A gởi thông báo về việc sửa chữa, khắc phục ngay lập tức. B không muốn hợp tác thêm nữa với A, và từ chối việc sửa chữa, khắc phục. Nếu việc sửa chữa, khắc phục là hợp lý trong hoàn cảnh đó và các điều kiện khác đối với việc sửa chữa, khắc phục được hội đủ, B không thể áp dụng các biện pháp xử lý như vậy đối với khuyết tật trong việc xây dựng, song có thể yêu cầu bồi thường các thiệt hại gây ra cho các máy móc trước khi việc sửa chữa, khắc phục được hoàn tất. Nếu việc sửa chữa, khắc phục không còn hợp lý, hoặc việc sửa chữa, khắc phục cũng không giải quyết được vấn đề, hợp đồng sẽ được chấm dứt bởi một thông báo của B.

Điều 7.1.5(Gia hạn thực hiện)

1.Trong trường hợp không thực hiện, bên bị thiệt hại có thể thông báo gia hạn thêm thực hiện cho bên kia.

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 77)