Tiêu chuẩn áp dụng trong việc bổ sung những điều khoản còn thiếu

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 49 - 50)

Những đièu khoản được bổ sung theo điều khoản này cần phải phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Để xác định mức độ phù hợp cho việc bổ sung, trước tiên cần phải xem xét ý chí của các bên liên quan về các điều khoản được nêu trong hợp đồng, trong các cuộc đàm phán hoặc bất kỳ hành vi nào dẫn đến giao kết hợp đồng.

Ví dụ

1. Các bên tham gia vào hợp đồng thầy xây dựng đồng ý về một tỷ lệ lãi suất đặc biệt, mà người mua phải trả khi chậm thanh toán. Trước khi bắt đầu thực hiện, một bên quyết định chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp chủ thầu chậm trễ trong việc hoàn trả số tiền thanh toán trước, thì sẽ nảy sinh vấn đề về việc nên áp dụng tỷ lệ lãi suất nào. Trong trường hợp trên, do không nêu điều khoản này trong hợp đồng, các bên có thể sẽ áp dụng cùng tỷ lệ lãi suất chậm thanh toán thường áp dụng cho người mua hàng cho trường họp chậm hoàn trả tiền được ứng trước của chủ thầu. Nếu ý chí của các bên là không thể xác định được, điều khoản được bổ sung có thể được xác định sao cho phù hợp với tính chất và mục đích của hợp đồng, và phù hợp với nguyên tắc thiện chí và trung thực và có tính hợp lý.

Ví dụ

2. Trong hợp đồng đại lý phân phối có quy định rằng người đại lý không được làm đại lý cho bất cứ một doanh nghiệp tương tự nào khác trong thời gian một năm sau khi chấm dứt hợp đồng. Mặc dù hợp đồng này không ghi rõ là chủ cấm giao kết hợp đồng đại lý cạnh tranh trong phạm vi địa phương đó, theo nguyên tắc trung thực và thiện chí, việc ngăn cấm này chỉ nên được giới hạn trong địa phương mà người đại lý thực hiện hợp đồng đại lý đó để phù hợp với tính chất và mục đích cụ thể của hợp đồng đại lý.

CHƯƠNG V: NỘI DUNG

Điều 5.1(Nghĩa vụ rõ rệt và nghĩa vụ ngầm hiểu)

Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có thể là nghĩa vụ nêu rõ hoặc nghĩa vụ ngầm hiểu. BÌNH LUẬN

Điều 5.1 nêu lên một nguyên tắc đã được chấp nhận một cách rộng rãi, theo đó nội dung các nghĩa vụ không nhất thiết chỉ bị giới hạn trong những điều đã được quy định trong hợp đồng. Giữa các bên còn có các nghĩa vụ khác có tính chất mặc nhiên hay ngầm hiểu (xem Điều 5.2, phần bình luận và ví dụ)21. Thông thường, quy định này có những mối liên kết chặt chẽ với mọt số điều khoản khác của PICC. Do đó, Điều 5.1 là một kết quả tất yếu của một điều khoản, theo đó "mỗi bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ một cách thiện chí và trung thực, phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức trong giao dịch thương mại quốc tế" (Điều 1.7). Trong một chừng mực, nếu như các quy định về giải thích hợp đồng (Chương IV) đã đưa ra các giải pháp để bù đắp các thiếu sót của hợp đồng (bên cạnh các giảI pháp nhằm giải thích các điều khoản không rõ ràng trong hợp đồng), các quy định về nội dung hợp đồng có thể hỗ trợ các bên trong việc xác định đúng nội dung của hợp đồng, bằng cách thiết lập các điều khoản được xem như ngầm hiểu giữa các bên.

Điều 5.2(Nghĩa vụ ngầm hiểu)

Các nghĩa vụ ngầm hiểu thường phát sinh từ:

a. Tính chất và mục đích của hợp đồng;

b. Những quy ước mà cả hai bên đã xác định và hiểu rõ, và những tập quán; c. Sự ngay tình và công bằng;

d. Tính hợp lý.

BÌNH LUẬN

Điều 5.2 nêu lên các nguồn gốc của nghĩa vụ ngầm hiểu. Bằng nhiều nguyên nhân khác nhau, người ta đã giải thích việc tại sao các nghĩa vụ ngầm hiểu không được thể hiện một cách rõ ràng trong hợp đồng. Một trong những nguyên nhân là vì các nghĩa vụ ngầm hiểu đã hiển nhiên trở thành bản chất hoặc mục đích của nghĩa vụ. Các bên cảm thấy các nghĩa vụ ngầm hiểu đã trở thành luật "bất thành văn". Ngoài thiết lập từ trước giữa các bên hoặc được qui định trong các tập quán thương mại theo Điều 1.8. Hơn nữa, có thể nghĩa vụ ngầm hiểu là kết quả của nguyên tắc thiệt chí và trung thực, phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức trong giao dịch thương mại quốc tế và tính hợp lý trong các quan hệ hợp đồng.

1. A lắp đặt và cho B thuê một mạng máy tính hoàn chỉnh. Trong hợp đồng có nói gì đến việc A có nghĩa vụ cung cấp cho B các thông tin tối thiểu và cơ bản liên quan đến việc vận hành hệ thống này. Tuy nhiên điều này có thể được xem như là một nghĩa vụ ngầm hiểu bởi vì việc này rõ ràng là cần thiết đối việc hoàn thành mục đích của hợp đồng như vậy, theo đó người bán các loạI hàng hoá có tính năng phức tạp cần phải cung cấp cho người mua các thông tin tối thiểu về tính năng máy móc. Xem Điều 5.2(a). 2. Một nhà môi giới đã thương lượng một hợp đồng thuê tàu và khiếu nại về tiền hoa hồng đến hạn. Mặc dù hợp đồng môi giới không nói tới kỳ hạn thanh toán hoa hồng, song dựa trên các tập quán thương mại trong lĩnh vực này, ta có thể coi các yêu cầu của nhà môi giới này như yêu cầu thực hiện một điều khoản được ngầm hiểu, theo đó qui định khi nào chủ tàu phải thanh toán phí hoa hồng, ví dụ khi việc cho thuê đã được thực hiện, hay khi hợp đồng thuê tàu đã được ký, không cần biết là việc cho thuê này đã được chủ hàng thanh toán lại hay chưa. Xem Điều 5.2(b).

3. A và B tham gia vào việc thương lượng ký kết hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên quan đến việc nghiên cứu một dự án khả thi phức tạp, và sẽ tốn nhiều thời gian cho bên A. Từ trước khi việc nghiên cứu hoàn tất, giả sử B đã quyết định không theo đuổi việc thương lượng thoả thuận hợp tác này nữa, nhưng không thông báo cho A. Mặc dù trong hợp đồng không quy định điều khoản nào như thế nhưng theo nguyên tắc thiện chí và trung thực yêu cầu B phải thông báo cho A quyết định của họ một cách không chậm trễ. Xem Điều 5.2(c).

Điều 5.3 (Sự hợp tác giữa các bên trong hợp đồng)

Mỗi bên sẽ hợp tác với bên kia, khi sự hợp tác này có thể được mong đợi một cách khách quan nhằm thực hiện những nghĩa vụ của cả hai bên

BÌNH LUẬN

Một hợp đồng không chỉ là một điểm dung hoà các mâu thuẫn về quyền lợi của các bên trong hợp đồng, mà trong một chừng mực nhất định nó còn được xem như là một dự án chung, trong đó mỗi bên có nghĩa vụ phải hợp tác cùng thực hiện. Điều này có liên quan đến nguyên tắc công bằng và thiện chí trung thực (Điều 1.7), cũng như đối với nghĩa vụ hạn chế thiệt hại khi vi phạm hợp đồng (xem Điều 7.4.8). Dĩ nhiên, trách nhiệm của việc hợp tác phải được giữ trong một giới hạn nhất định (đề cập đến những yêu cầu hợp lý), vì thế, không được phép đảo ngược việc phân chia trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng. Yêu cầu chủ yếu và tối thiểu của việc hợp tác là nghĩa vụ không cản trợ việc thực hiện của bên kia, đôi khi nghĩa vụ này cũng yêu cầu sự hợp tác tích cực hơn giữa các bên.

Ví dụ

1. A sau khi hợp đồng với B về việc giao hàng ngay một số lượng dầu hoả, đã chỉ thị cho nhân viên của mình mua tất cả số dấu hiện có trên thị trường từ các nguồn khác. Chỉ thị như vậy sẽ cản trở B trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ, là trái ngược với nghĩa vụ hợp tác. 2. Tại một phòng trưng bày nghệ thuật tại quốc gia X, A mua một bức vẽ vào thế kỷ thứ XVI từ B, một nhà sưu tập tại quốc gia Y. Bức vẽ có thể không được phép xuất khẩu nếu không có giấy phép của Chính phủ Y. Hợp đồng yêu cầu bên B phải xin thủ tục này. B không có kinh nghiệm trong các thủ tục như vậy, trong khi A lại có kinh nghiệm hơn trong việc xin giấy phép. Khi này, bất kể các điều khoản của hợp đồng quy định như thế nào, A có thể bị yêu cầu phải cung cấp một số hỗ trợ tốI thiểu cho B thực hiện hợp đồng.

Điều 5.4(Nghĩa vụ thành quả và nghĩa vụ phương tiện)

1. Nếu một bên có nghĩa vụ phải thực hiện một kết quả nhất định, bên này phải đạt được kết quả đó.

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 49 - 50)