Mâu thuẫn hiện tại giữa những biện pháp xử lý do nhầm lẫn và những biện pháp xử lý việc vi phạm hợp đồng nảy sinh, khi xuất hiện cả hai biện pháp xử lý này trong cùng một sự việc.
Ví dụ
A - một nhà nông, tìm thấy một chiếc cốc cổ bằng bạc trên mảnh đất của mình và bán nó cho B - một nhà buôn đồ cổ, với giá 100.000AUD. Giá bán cao như vậy là dựa vào giả định của hai bên là chiếc cốc được làm bằng bạc (vì những thứ khác bằng bạc cũng đã được tìm thấy trên mảnh đất này). Sau đó, B phát hiện ra rằng chiếc cốc này bằng sắt và chỉ đáng giá 1.000AUD. B từ chối mua chiếc cốc và từ chối thanh toán vì chiếc cốc không đáng giá với chất lượng mà hai bên đã giả định. B huỷ bỏ hợp đồng với lý do nhầm lẫn về chất lượng của chiếc cốc khi này B chỉ được quyền áp dụng biện pháp xử lý do vi phạm hợp đồng chứ không được vô hiệu hợp đồng. Cũng có thể mâu thuẫn giữa hai biện pháp xử lý này chỉ mang tính tiềm tàng, vì bên nhầm lẫn có thể dựa vào biện pháp xử lý do vi phạm hợp đồng, nhưng thực tế không thể làm được do những hoàn cảnh đặc biệt, ví dụ như vì thời hiệu khởi kiện theo luật định đã chấm dứt. Thậm chí trong trường hợp như vậy, thì điều khoản này vẫn không được áp dụng biện pháp xử lý vô hiệu do nhầm lẫn.
Điều 3.8(Lừa dối)
Một bên trong hợp đồng được phép vô hiệu hợp đồng, nếu bên đó giao kết hợp đồng do bị phía bên kia lừa dối về sự việc, kể cả trong ngôn ngữ hoặc hành vi, hoặc do bên kia (bên lừa dối) không cung cấp thông tin về các yếu tố, mà theo những tiêu chuẩn thông thường về công bằng và hợp lý trong thương mại, họ phải được thông báo.