5.3.3.1. Sự cần thiết của việc khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng phát triển bền vững phát triển bền vững
Việc khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng phát triển bền vững là sự cần thiết khách quan xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
- Các nguồn lực nói chung và các nguồn lực trong thương mại nói riêng là có giới hạn, do đó đặt ra yêu cầu cần thiết phải được khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả. - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, việc di chuyển các nguồn giữa các quốc gia ngày càng trở nên thuận lợi. Mặc dù các nguồn lực bên ngoài có vai trò rất quan trọng
đối với quá trình phát triển thương mại, song các nguồn lực này cũng có thể gây ra sự
không ổn định, gia tăng phụ thuộc vào bên ngoài và gây mất cân đối trong quá trình phát triển…
- Việc khai thác các nguồn lực không có qui hoạch và kế hoạch có thể làm tổn hại
đến sự phát triển của các thế hệ tương lại, đặc biệt là đối với các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực từ bên ngoài.
5.3.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của việc khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng phát triển bền vững mại theo hướng phát triển bền vững
- Khai thác mọi nguồn lực có thể, đặc biệt là nguồn lực vô hình để phát triển thương mại. Nhu cầu về nguồn lực cho sự phát triển luôn là vấn đề quan trọng đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế và các nguồn lực luôn luôn có hạn đối với nhu cầu của con người. Chính vì vậy, trong một điều kiện cụ thể việc huy động được mọi nguồn lực vào phát triển thương mại là một nguyên tắc hết sức quan trọng, nó cho phép tận dụng được mọi
điều kiện, thời cơ để phát triển. Trong thời đại ngày nay, bên cạnh các nguồn lực vật chất, các nguồn lực vô hình là vô hạn và đem lại những đóng góp đặc biệt cho con người trong mọi lĩnh vực, trong đó có phát triển thương mại. Vì vậy, việc chú trọng khai thác và sử
dụng rộng rãi nguồn lực vô hình còn cho phép hạn chếđược nguy cơ làm cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên và đáp ứng được yêu cầu sử dụng bền vững nguồn lực trong quá trình phát triển.
Khả năng khai thác các nguồn lực lại phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của hệ thống cơ
chế, chính sách của Nhà nước có khả năng giải phóng được sức sản xuất hay không. Thực tế, nếu hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo được môi trường phát triển
thương mại tốt, các nguồn lực của nền kinh tế sẽ được huy động tối đa. Đặc biệt, trong
điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay thì các nguồn lực phát triển thương mại từ
bên ngoài cũng có thể được huy động với qui mô lớn và chất lượng cao. Việc khai thác không tối đa mọi nguồn lực cũng có thể đồng nghĩa với việc lãng phí và sử dụng thiếu bền vững nguồn lực trong quá trình phát triển.
- Kết hợp sử dụng hợp lý nguồn lực trong nước với nguồn lực bên ngoài. Các nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và tác động lẫn nhau. Các nguồn lực bên ngoài có thể bao gồm vốn, công nghệ, đội ngũ chuyên gia…
Đây là những nguồn lực thường có vai trò tạo ra sự đột phá quan trọng trong quá trình phát triển của thương mại, đặc biệt là sự phát triển về mặt qui mô và chất lượng. Tuy nhiên, để đảm bảo yêu cầu khai thác và sử dụng nguồn lực theo hướng phát triển bền vững thì việc kết hợp hợp lý hai nguồn lực này là đặc biệt quan trọng. Về nguyên tắc, các nguồn lực bên trong phải giữ vai trò quyết định, còn các nguồn lực bên ngoài là quan trọng, có vai trò thúc đẩy và tạo ra sự phát triển đột phá trong cạnh tranh và phát triển thương mại.
- Khai thác các nguồn lực không gây cạn kiệt và suy thoái môi trường. Việc khai thác tối đa các nguồn lực để phát triển thương mại phải được tính đến khả năng không gây tổn hại đến sự phát triển của các thế hệ trong tương lai. Nhiều nguồn lực trong thực tế nếu việc khai thác không có qui hoạch và kế hoạch có thểđe dọa đến nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường gây trở ngại đến sự phát triển của các thế
hệ tương lai, đặc biệt là các nguồn lực liên quan đến sử dụng các điều kiện tự nhiên, địa lý, nguồn nước…
- Đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình sử dụng các nguồn lực. Đảm bảo hiệu quả
sử dụng các nguồn lực trong thương mại về thực chất là đòi hỏi về mặt chất lượng sử
dụng nguồn lực với yêu cầu mỗi đơn vị giá trị nguồn lực phải tạo ra được khối lượng kết quả cao nhất cho nền kinh tế và xã hội. Nguyên tắc này không chỉđặt ra yêu cầu phải tiết kiệm trong sử dụng nguồn lực mà còn phải đảm bảo mở rộng qui mô và chất lượng phát triển thương mại nhằm đem lại những kết quả và sự đóng góp của thương mại cho nền kinh tế - xã hội ngày càng nhiều. Để sử dụng các nguồn lực thương mại có hiệu quả, trong quá trình khai thác và sử dụng cần thiết phải chú ý cả số lượng và chất lượng các nguồn lực, đặc biệt là chất lượng các nguồn lực. Thực tế, chất lượng nguồn lực tốt sẽ làm tăng thêm số lượng của nó. Phải kết hợp xem xét các nguồn lực cả ở trạng thái tĩnh và trạng thái động, trong đó phải chỉ rõ động thái, hướng phát triển của các nguồn lực nhằm nâng cao tối đa hiệu quả mà các nguồn lực này đem lại. Đồng thời, phải chú ý đến tổng l-
ượng, cơ cấu, vai trò của các nguồn lực này và mối quan hệ lẫn nhau giữa các yếu tố liên quan…