Bản chất của phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Bai giang KTTM dai cuong (Trang 84 - 85)

Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay, hầu hết các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn về nguồn lực, giảm cấp môi trường và những bất bình đẳng xã hội. Những vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn khi những tác động xấu của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa đem lại ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt

của quá trình phát triển ở mỗi quốc gia. Trước thực tếđó, một quan niệm mới về sự phát triển đã được đưa ra, đó là: Phát triển bền vững.

Theo tiếp cận về khái niệm phát triển nói trên, phát triển bền vững về thực chất là một khái niệm mới của sự phát triển. Bản thân khái niệm "phát triển" không chỉ đơn thuần với ý nghĩa "tăng trưởng kinh tế". Mà, phát triển còn bao hàm cả việc "phân phối lại" để đảm bảo tính công bằng xã hội nhằm thoả mãn những "nhu cầu cơ bản" của con người về dinh dưỡng, sức khoẻ, nhà ở, giáo dục và việc làm...

Trước đây, quan niệm về phát triển bền vững là khái niệm lồng ghép các quá trình sản xuất với bảo tồn thiên nhiên và làm tốt hơn về môi trường. Đến nay, phát triển bền vững mang một nội dung rộng hơn, vượt ra khỏi khuân khổ bảo vệ môi trường. Khái niệm được nêu ra trong báo cáo của Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc có chủđề "Tương lai chung của chúng ta"(1987) hiện đang

được sử dụng rộng rãi, chính thức trên thế giới là: "Phát triển bền vững là sự phát triển

đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".

Như vậy về bản chất, phát triển bền vững phải đáp ứng được các yêu cầu:

- Đảm bảo hài hòa mối quan hệ lợi ích trong phát triển giữa hiện tại và tương lai về

tất cả các khía cạnh: Kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.

- Lồng ghép một cách hài hòa các khía cạnh tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Bai giang KTTM dai cuong (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)