Khái niệm thương mại hàng hoá

Một phần của tài liệu Bai giang KTTM dai cuong (Trang 28)

Thương mại hàng hoá ra đời từ rất lâu trong lịch sử. Hoạt động trao đổi thông qua mua bán gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ và có trước thương mại với tư cách là ngành kinh tế.

Thương mại hàng hoá là lĩnh vực trao đổi hàng hoá hữu hình, bao gồm tổng thể các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động hỗ trợ của các chủ thể kinh tế nhằm thúc

đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo mục tiêu đã xác định. Đó là hình thức hoạt động kinh tế của các chủ thể người bán và người mua.Người bán, người mua trong thương mại hàng hoá chính là nhà sản xuất, người tiêu dùng và thương nhân. Do vậy, quan hệ trao

đổi trong thương mại hàng hoá bao gồm các quan hệ chủ yếu giữa nhà sản xuất với sản xuất, nhà sản xuất với thương nhân, thương nhân với nhau, nhà sản xuất và thương nhân với người tiêu dùng. Ngoài ra, chủ thể tham gia vào thương mại hàng hoá còn có các nhà môi giới, tư vấn, giao nhận, quảng cáo,… Họ là những nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ

và thúc đẩy thương mại hàng hoá phát triển.

Trong thương mại hàng hoá, quan hệ giữa người bán và người mua được thể hiện trên thị trường thông qua hình thức trao đổi hàng hoá-tiền tệ hoặc hàng đổi hàng. Các quan hệ trao đổi hàng hoá được thực hiện bởi các phương thức mua bán khác nhau và diễn ra không chỉ trong phạm vi thị trường nội địa mà còn mở rộng trên phạm vi thị

trường khu vực và toàn cầu.

Xét về bản chất, thương mại hàng hoá là đó là thương mại, nhưng đối tượng trao đổi là sản phẩm hữu hình. Thương mại hàng hoá là lĩnh vực hoạt động kinh té khác với thương mại dịch vụ cần có định chế riêng để hướng dẫn, điều chỉnh và kiểm soát cho phù hợp (WTO đưa ra Hiệp định chung về thương mại và thuế quan - GATT).

Một phần của tài liệu Bai giang KTTM dai cuong (Trang 28)